Phong tê thấp là căn bệnh khá phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị là vô cùng cần thiết. Sau đây, Lá Trà sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc thông tin chi tiết về căn bệnh phong tê thấp qua bài viết “Phong tê thấp: nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị”
1. Bệnh phong tê thấp là gì?
Bệnh phong tê thấp hay còn được gọi với cái tên phổ biến hơn là bệnh phong thấp. Đây là một dạng viêm khớp dạng thấp có liên quan trực tiếp đến yếu tố tự miễn dịch. Bệnh này được đặc trưng bởi các tình trạng như đau, sưng, đỏ ở khớp và cả ở cơ. Điều này cản trở rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh phong thấp rất dễ biến chứng.
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh phong tê thấp
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh phong tê thấp, bao gồm:
2.1. Tuổi cao
Các vấn đề về tuổi tác là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thấp khớp. Càng lớn tuổi, quá trình lão hóa và các tế bào chết trong cơ thể càng diễn ra nhanh hơn và đó chính là nguyên nhân dẫn đến hệ thống xương khớp của cơ thể bị tổn thương.
2.2. Suy giảm hormone giới tính
Tỷ lệ mắc bệnh phong tê thấp có sự khác biệt về giới tính khi số bệnh nhân nữ trước tuổi mãn kinh có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nhiều so với nam giới cùng độ tuổi.
2.3. Chế độ ăn uống
Ăn uống không khoa học, ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất béo, đường, thừa cân béo phì… sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho xương khớp và đặc biệt có thể dẫn đến bệnh phong thấp.
2.4. Di truyền
Bệnh nhân thấp khớp có tỷ lệ dương tính với gen HLA-DK4 từ 40-71% (do đáp ứng miễn dịch tự thân gây ra). Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy bệnh có thể khởi phát bởi những bất thường liên quan đến các gen nhạy cảm, chẳng hạn như PADI4 và PTPN22. Vì vậy, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh này hoặc các vấn đề liên quan đến cơ chế tự miễn dịch sẽ có nguy cơ mắc bệnh thấp khớp cao hơn so với dân số chung.
2.5. Thay đổi thời tiết
Phong thấp gây đau khớp thường xảy ra do thời tiết chuyển lạnh đột ngột. Điều này là do nhiệt độ thấp có thể kích thích và co mạch máu. Điều này ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu và oxy đến các khớp, làm giảm khả năng tiết dịch nhờn ở khớp. Lâu ngày khớp bị cứng, nhạy cảm, khó cử động và đau nhức.
2.6. Đặc thù nghề nghiệp
Nguy cơ mắc bệnh phong tê thấp xuất hiện với tần suất cao hơn những người làm công việc chân tay, vất vả, lao động nặng nhọc. Ngoài ra, bệnh cũng dễ xuất hiện ở những người thường xuyên làm việc trong môi trường có độ ẩm cao như công nhân chế biến thủy, hải sản, công nhân dệt may…
3. Triệu chứng bệnh phong tê thấp thường gặp
Theo thống kê sơ bộ, tỷ lệ mắc bệnh là 0,3-0,5%, tức là cứ 1000 người thì có 3-5 người mắc bệnh. Tuy nhiên, một khi các triệu chứng của bệnh thấp khớp xuất hiện, cứ 10 bệnh nhân thì sẽ có 1 người bị biến chứng tàn phế dù đã được điều trị tích cực. Vì vậy, bệnh nhân phong thấp cần nắm rõ các triệu chứng lâm sàng sau:
- Đau nhức, sưng khớp: các khớp thường đau âm ỉ khi cử động hoặc bị bất động, kèm theo là triệu chứng sưng các khớp bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, chân, ngón chân…
- Cứng khớp buổi sáng: Người bệnh buổi sáng thức dậy sẽ cảm thấy các khớp rất cứng, co duỗi khó khăn, thậm chí không thể mặc quần áo hay chải đầu.
- Nốt dưới da: 15-25% bệnh nhân thấp khớp có thể sờ thấy nốt dưới da có kích thước 0,2-3cm, chủ yếu ở các khớp khuỷu tay, gót chân, đầu gối… Nốt dưới da đôi khi xuất hiện ở các cơ quan nội tạng như màng tim, phổi , não…
- Hội chứng giảm bài tiết: khô mắt, ít nước mắt, khô miệng, giảm tiết nước bọt… Người bệnh thấp khớp khi ăn các loại thức ăn khô như bánh mì, bánh quy… sẽ rất khó nuốt.
- Các triệu chứng khác của bệnh thấp khớp: tim đập nhanh và loạn nhịp, ho, khó thở, rã rời cơ bắp, thiếu máu, đau nhức, tê liệt cánh tay…
4. Các phương pháp điều trị phong tê thấp mới nhất
Bệnh thấp khớp gây tổn thương và phá hủy khớp chỉ xảy ra vài tuần sau khi phát bệnh. Do đó, bạn cần được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp. Sau đây là một số phương pháp điều bệnh phong tê thấp mới nhất:
4.1. Các phương pháp không can thiệp phẫu thuật
Thông thường, để nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh thấp khớp, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để có tác dụng nhanh chóng. Dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất:
- Hormon: Prednisone là loại thuốc được sử dụng nhiều nhất, với tác dụng giảm đau cấp tính, hỗ trợ điều trị bệnh thấp khớp khá tốt.
- Thuốc chống viêm non-steroid: Aspirin, Diclofenac Sodium… giúp giảm đau chống viêm khớp dạng thấp.
- Thuốc tác dụng chậm: trường hợp bệnh nhân thấp khớp chưa được chẩn đoán xác định thì chỉ nên dùng các thuốc SAARD tác dụng chậm như Sulfasalazine, Penicillamin, muối vàng.
- Thuốc kiểm soát hệ miễn dịch: MTX, AZA, CTX… giúp ức chế hệ miễn dịch ở người bệnh.
Bệnh cạnh dùng thuốc, người bệnh có thể kết hợp thêm biện pháp massage, bấm huyệt để giảm đau nhức. Đây là biện pháp tận dụng lực từ bàn tay, các ngón tay để khai thông khí huyết, đả thông ứ trệ giảm sưng, viêm, đau, mỏi các khớp. Lá Trà Medical Spa là nơi lý tưởng với những ai muốn tìm kiếm một không gian vừa massage giảm các cơn đau do phong thấp gây ra vừa yên tĩnh để thư giãn, thả lỏng cơ thể. Nhận tư vấn chi tiết qua hotline 0931 771 781 – 02862 68 52 52.
4.2. Phẫu thuật
Tùy theo tình trạng của bệnh mà bác sĩ có thể cho phẫu thuật để xem xét, sửa chữa các khớp bị biến dạng, hư hỏng nghiêm trọng. Các biện pháp ngoại khoa có thể là: thay khớp, cắt bỏ nang khớp, chỉnh trục khớp,…
5. Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bệnh
Người bệnh thấp khớp nên xây dựng chế độ ăn đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng. Đặc biệt khi lựa chọn đúng loại thực phẩm, cơn đau khớp mà bạn đang mắc phải sẽ thuyên giảm rõ rệt.
- Nhóm thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn của bệnh nhân thấp khớp là cá thu, cá mòi, rau bina, bông cải xanh, cam quýt, ngũ cốc nguyên hạt, trà xanh, nghệ…
- Nếu không may mắc bệnh thấp khớp, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo, đường, muối, tinh bột trắng. Người bệnh cũng phải từ bỏ hoàn toàn đồ uống có cồn như rượu, bia và thuốc lá.
Ngoài ra cần kết hợp thêm chế độ sinh hoạt lành mạnh như:
- Kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân, béo phì. Vì thừa cân có thể làm tăng áp lực lên khớp, gây đau, sưng, đỏ.
- Tránh các hoạt động làm tăng cơn đau và dẫn đến sai lệch khớp như khuân vác nặng, sai tư thế, v.v.
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe tổng thể và giúp khớp linh hoạt hơn.
Phong tê thấp là một căn bệnh khởi phát âm thầm và không ngừng tiến triển theo thời gian gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do vậy, mọi người hãy quan tâm hơn đến sức khỏe của xương để không bỏ sót bất cứ dấu hiệu nào của căn bệnh này, giúp phát hiện và điều trị bệnh thấp khớp sớm nhất.
? LÁ TRÀ MEDICAL SPA ?
? Website: http://www.latraspa.com
? CN1: 778/A6 Nguyễn Kiệm, P.4, Q. Phú Nhuận (Kế Trường Đại Học Tài Chính Marketing)
☎️ Hotline: 0931 771 781 – 02862 68 52 52
? CN2: 138 Nguyễn Văn Thủ, P. Đa Kao, Q.1
☎️ Hotline: 0903 841 871 – 02862 91 23 34