6 thứ tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư luôn ở quanh chúng ta

Nhiều nguyên nhân gây ung thư lại bắt nguồn từ chính những đồ dùng, thực phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày.

Hiện nay có hơn 100 loại ung thư đã được xác định, trong đó mức độ phổ biến của từng bệnh thay đổi theo tuổi, giới và chủng tộc. Và đáng buồn hơn khi ngày càng có nhiều người gặp phải căn bệnh quái ác này.

Nhưng nguyên nhân không từ đâu xa mà chính từ những đồ dùng, thực phẩm quen thuộc trong mỗi gia đình.

1. Đũa chưa rửa

Bản thân đũa không phải là môi trường dễ dàng để nấm mốc phát triển, nhưng khi chúng ta thường sử dụng đũa để ăn thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như đậu phộng, ngô, gạo… tinh bột dễ dính lại trên các kẽ hở của đũa, từ đó tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Và cũng như chúng ta đã biết, nấm mốc có chứa chất Aflatoxin – chất được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt vào danh sách chất gây ung thư hàng đầu cho cơ thể người.

2. Thớt chưa rửa

Bản thân thớt cũng giống như đũa, sẽ không phát triển nấm mốc, nhưng nếu thớt không được làm sạch kịp thời, cặn thức ăn và nước còn lại trên mặt thớt sẽ trở thành môi trường tốt cho vi sinh vật, đặc biệt là nấm mốc phát triển.

Để tránh khỏi nguy cơ tiềm tàng này, bạn nên sử dụng thớt đúng cách bằng cách thường xuyên vệ sinh thớt thật kỹ, sau khi sử dụng, lau sạch, lau khô và đặt chúng ở nơi thoáng khí và khô ráo.

3. Các loại hạt bị biến vị, chuyển sang vị đắng

Nếu bạn ăn hạt dưa nhưng nó không có vị bùi béo như bình thường mà có vị đắng, bạn tốt nhất nên nhả nó ra ngay và súc miệng. Bởi vì vị đắng của hạt dưa và các loại hạt khác (mà bình thường nó không có vị đắng) đến từ aflatoxin được tạo ra trong quá trình chúng bị mốc, nếu ăn thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan.

4. Bơ đậu phộng kém chất lượng

Ngày này, món bơ đậu phộng ngày càng phổ biến với người Việt bởi vị bùi béo hấp dẫn mà lại không khiến bạn bị tăng cân. Tuy nhiên, để giảm chi phí, một số doanh nghiệp kém uy tín sử dụng đậu phộng đã bị hỏng để làm bơ đậu phộng. bản thân đậu phộng hỏng đã có chứa aflatoxin, do đó, khi sản xuất ra bơ động phộng nó cũng sẽ có chứa chất này, ăn thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan.

5. Gạo hư

Đừng nghĩ rằng khi cơm chín, bạn có thể loại bỏ được aflatoxin trong gạo đã hỏng. Nếu lỡ gia đình bạn có gạo đã hỏng, đừng tiếc nuối mà lọc ra ăn vậy, hãy vứt ngay chúng đi.

6. Đậu phộng, ngô mốc

Đậu phộng và ngô trong môi trường nhiệt độ cao và ẩm ướt rất dễ phát triển nấm mốc, một khi 1 đốm mốc nhỏ xuất hiện trên đậu phộng hoặc ngô, dù ỡ một số vùng không có dấu hiệu mốc nhưng nó vẫn sẽ chứa aflatoxin, làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư của bạn.

NGUỒN: WHO, IARC, QQ

Trả lời