HUYỆT BÀN CHÂN – TIẾT LỘ ĐIỀU GÌ VỀ SỨC KHOẺ CỦA BẠN?

Nắm bắt được các huyệt bàn chân là điều vô cùng quan trọng. Đây là mẹo hữu ích giúp bạn phỏng đoán được các bệnh lí mà cơ thể đang mắc phải nhằm có phương pháp điều trị kịp thời. 

Bàn chân nâng đỡ trọng lượng cơ thể và là bộ phận hoạt động nhiều nhất nên dễ gặp phải các triệu chứng sưng đau, nhức tấy. Dưới đây là một vài chia sẻ của chuyên gia trị liệu về bấm huyệt bàn chân có tác dụng gì?

Sơ đồ huyệt đạo trên bàn chân 

Có rất nhiều vị trí huyệt trên bàn chân con người, mỗi vị trí huyệt lại có tác dụng duy trì các cử động linh hoạt khác nhau và ảnh hưởng tới sức khỏe. Chính vì vậy, việc hiểu và ghi nhớ các vùng huyệt đạo trên bàn chân giúp bạn nắm bắt được tình trạng sức khỏe và phỏng đoán được tình trạng bệnh lý cơ thể đang mắc phải. 

Sơ đồ huyệt đạo bàn chân phải – trái có tương ứng các bộ phận: mắt, gan, dạ dày, ruột, phổi, tim, lá lách,…. Dựa vào các vùng phản xạ lòng bàn chân, người ta xây dựng các quy trình bấm huyệt phù hợp. Bạn cần lưu ý 6 vùng huyệt quan trọng nhất của bàn chân: 

  • Huyệt Dũng tuyền: Có khả năng cường thận, giải độc thận, điều hòa cơ thể hiệu quả. Vị trí của huyệt dũng tuyền nằm ở điểm trũng gan bàn chân 1/3 về phía trước. 
  • Huyệt Nội đình: Điều trị đau răng hàm dưới, đầy bụng khó tiêu, liệt dây thần kinh ngoại biên số VII, chảy máu cam, sốt cao,… Huyệt nối thân với đầu sau xương đốt 1 của ngón chân thứ 2, giữa kẽ ngón chân thứ 2 và thứ 3. 
  • Huyệt Bát phong: Bao gồm 8 huyệt ở kẽ các đốt ngón chân của 2 bàn chân giúp điều trị các chứng bệnh về thấp khớp, viêm đốt ngón chân, cước chân. 
  • Huyệt Thái xung: Nằm ở mu bàn chân chiếu từ khe ngón chân cái và ngón áp cái kéo lên hai thốn. Bấm huyệt Thái xung là biện pháp điều hòa cơ thể, hạ huyết áp, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt, ù tai, hen xuyễn, phế quản, đau khớp cổ chân, tiểu bí.
  • Huyệt Thương khâu: Gần dưới hỗm mắt cá chân phía trong liên quan mật thiết đến hệ tiêu hóa, giảm thiểu các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, nôn nao, viên ruột, viêm dạ dày, tiêu chảy, táo bón.
  • Huyệt Giải khê: ở điểm chính giữa nếp gấp cổ chân, phần lõm giữa gân cơ duỗi ngón chân và gân cơ duỗi dài ngón cái. Tác động lên huyệt giải khê là phương pháp hiệu quả cho bệnh xương khớp, tê liệt chân tay, thần kinh tọa.

Tác dụng và vị trí của từng huyệt đạo trên bàn chân

Từ xa xưa đã có rất nhiều bài mát-xa trị liệu bàn chân có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Bởi lẽ, đặt áp lực phù hợp lên bàn chân tạo ra sự thay đổi thể chất ở bên trong cơ thể. Tùy từng chứng bệnh mà lựa chọn chương trình bấm huyệt phù hợp. 

Các bộ phận được biểu hiện trên huyệt đạo bàn chân: 

Một số mối quan hệ quan trọng: 

  • Dạ dày liên quan tới mu ngón chân thứ 2. Bấm huyệt, mát-xa ở vùng này có thể trị chứng ợ chua, đầy hơi, khó tiêu. 
  • Gan, tim liên quan đến ngón cái của bàn chân. Ngoài ra, gan còn liên quan đến ngón chân thứ 4. Xoa bóp ngón chân này có thể điều trị chứng táo bón, đau mỏi lưng. 
  • Bàng quang liên hệ mật thiết đến mu ngón út. Huyệt đạo ở vùng này có thể hỗ trợ tốt chứng bí tiểu, tiểu buốt, tiểu són.
  • Thận có mối quan hệ với lòng bàn chân.

NGUỒN: TOKUYO.COM.VN

Trả lời