Táo bón có thể xảy ra vì nhiều lý do, nguyên nhân phổ biến nhất gây táo bón là chế độ ăn uống và thói quen tập luyện hàng ngày của mỗi người.
Ăn nhiều thịt đỏ: Theo Happy Bowel, các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu… có thể gây táo bón vì hàm lượng sắt cao. 100 g thịt cừu chứa 1,9 mg sắt, trong khi cùng một lượng thịt gà chỉ có 1,2 mg sắt. 100 g gan cừu chứa 10,2 g sắt, nhiều hơn lượng sắt trung bình người trưởng thành cần bổ sung trong một ngày. Quá nhiều chất sắt trong chế độ ăn uống có thể khiến phân bị cứng. Để tránh gặp vấn đề với táo bón, mỗi người nên ăn thịt đỏ với số lượng vừa phải. Chỉ nên ăn 2-3 lần/tuần, mỗi lần 100-200 g và hạn chế ăn các loại nội tạng như gan, thận hay tim. Ảnh: Healthline.
Ăn quá ít chất xơ: Chất xơ giúp hấp thụ nước và làm tăng thể tích khối chất thải trong ruột già. Sự gia tăng này rất có ích cho ruột già để chuyển chất thải sang dạng phân. Để giữ nhu động ruột khỏe mạnh, mỗi người trưởng thành cần ít nhất 25g chất xơ mỗi ngày. Một số thực phẩm giàu chất xơ như khoai lang, cam, táo, bông cải xanh, các loại hạt, đậu xanh, chuối, cà rốt, rau bina, củ cải đỏ, súp lơ… Ảnh: Washington Post.
Không uống đủ nước: Chất lỏng, đặc biệt là nước, giữ cho đường tiêu hóa vận hành trơn tru hơn. Bạn không cần phải quá chú tâm vào việc uống bao nhiêu ly nước mỗi ngày. Thay vào đó, hãy giữ một chai nước bên mình và nhớ nạp nước vào cơ thể cả ngày. Các chất lỏng có caffeine như cà phê và nước ngọt có thể khiến bạn bị mất nước và khiến chứng táo bón trở nên tồi tệ hơn. Ảnh: Discover Lifestyle.
Lười vận động: Nếu bạn lười tập thể dục và ngồi liên tục, bạn có thể bị táo bón. Hãy tập thể dục mỗi ngày, không cần phải tập cường độ cao nhưng hãy cố gắng duy trì thành thói quen. Đôi khi việc đơn giản như đi bộ 15 phút mỗi ngày cũng có thể mang lại hiệu quả với sức khỏe. Ảnh: iStock.
Nhịn đại tiện: Khi bạn nhịn, cơn buồn đại tiện có thể qua đi nhưng chất thải vẫn nằm lại ở ruột già. Sự tích tụ này gây nên tình trạng thiếu nước ở ruột, khiến chất thải cứng hơn, từ đó dẫn đến táo bón. Bởi vậy, bất kể bạn đang ở đâu, hãy sử dụng nhà vệ sinh ngay khi bạn cảm thấy cần đại tiện. Ảnh: Health Status.
Tác dụng phụ của thuốc: Theo WebMD, một số loại thuốc điều trị các chứng bệnh khác có thể gây táo bón, chẳng hạn thuốc kháng axit, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm hay thuốc điều trị huyết áp cao. Bạn không nên tự ý ngưng dùng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Thay vào đó, hãy thử các thói quen để giảm táo bón như uống nhiều nước, đi bộ 15-20 phút hai lần một ngày và ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Ảnh: Very Well Family.
Lạm dụng thuốc nhuận tràng: Thuốc nhuận tràng có thể giúp trị táo bón trong một thời gian nhất định. Nhưng nếu lạm dụng chúng, ruột của bạn có thể bắt đầu phụ thuộc vào chúng để hoạt động. Việc sử dụng thuốc nhuận tràng trong một thời gian dài có thể khiến chứng táo bón tồi tệ hơn. Thay vào đó, bạn có thể bổ sung lợi khuẩn bởi lợi khuẩn ở đại tràng làm nhiệm vụ lên men, làm thối rữa các chất cặn bã tạo thành khuôn phân, làm bề mặt phân mượt và dễ dàng tống ra ngoài. Men vi sinh Bifina Nhật Bản chứa cả 2 lợi khuẩn quan trọng của đường ruột. Bifina Nhật Bản bổ sung lợi khuẩn bifido đường ruột theo cơ chế tự nhiên của cơ thể, giúp giải quyết tận gốc táo bón.
NGUỒN: ZING.VN