Chữa viêm xoang tại nhà từ nguyên liệu tự nhiên

Viêm xoang là gì?

Viêm xoang là tình trạng niêm mạc ở mũi bị viêm và sưng to gây tắc nghẽn các xoang. Các xoang bình thường rỗng và có độ ẩm nhất định, nên khi bị tắc dễ trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển sinh ra dịch mủ.

Viêm xoang thường do virus gây ra nên không thể điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, khi xoang mũi bị sưng viêm sẽ dễ nhiễm trùng. Nhiều người bệnh bị viêm xoang do virus, sau đó lại bị nhiễm trùng trong xoang nên phải dùng thêm kháng sinh. Thường những hợp bị bội nhiễm như thế này, người bệnh sẽ thấy triệu chứng kéo dài hơn bình thường (từ 10 ngày trở lên).

Các bệnh ở đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh, viêm mũi dị ứng dễ dẫn đến viêm xoang.

Phân loại viêm xoang

  • Viêm xoang trán
  • Viêm xoang sàng
  • Viêm xoang hàm
  • Viêm xoang bướm

Một số triệu chứng của viêm xoang

  • Chảy dịch mũi đặc, có thể ngả xanh hoặc vàng
  • Nghẹt mũi
  • Điếc mũi
  • Đau nhức đầu và mặt ở vị trí các xoang
  • Mệt mỏi, uể oải
  • Ho
  • Sốt

Điều trị viêm xoang

Điều trị viêm xoang là cần thiết để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe người bệnh.

1. Điều trị viêm xoang nội khoa

Vì đa số các trường hợp viêm xoang là do nhiễm virus nên các bác sĩ không dùng kháng sinh trong 5-7 ngày đầu tiên.

Một số loại thuốc xịt thông mũi có tác dụng tại chỗ, làm khoang mũi thông thoáng tức thời. Tuy nhiên, không nên dùng trong thời gian dài vì sẽ gây phụ thuộc thuốc và khiến mũi tắc nghẽn nặng hơn về sau.

2. Điều trị viêm xoang ngoại khoa

Các trường hợp điều trị viêm xoang ngoại khoa (phẫu thuật) thường bao gồm:

  • Điều trị nội khoa không có tác dụng
  • Viêm xoang dẫn đến biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh
  • Các triệu chứng viêm xoang gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày, làm giảm sút chất lượng cuộc sống của người bệnh

Một trong những kỹ thuật phẫu thuật viêm xoang phổ biến nhất hiện nay là phẫu thuật nội soi mũi xoang – FESS (Functional Endoscopic Sinus Surgery). Đây được xem là phương pháp có nhiều ưu điểm vì ít xâm lấn, chỉ tác động vào những vị trí cần thiết, thời gian hồi phục nhanh, người bệnh có thể xuất viện sớm, ít để lại biến chứng.

Hạn chế của phương pháp này là không thể loại trừ hoàn toàn nguy cơ tái phát bệnh. Sau mỗi lần phẫu thuật, bệnh nếu tái phát sẽ khó điều trị hơn và sức đề kháng của bệnh nhân cũng sẽ yếu hơn.

3. Chữa viêm xoang tại nhà bằng gừng

Trong gừng cũng có tinh dầu nên người ta thường nấu nước cốt gừng (khoảng 50g gừng với 500ml nước). Khi nước cốt gừng bớt nóng, lấy khăn sạch thấm đều rồi đắp nhẹ lên mặt, hít lấy hơi nóng ở khăn. Xoang sẽ giảm sưng, dịch nhầy loãng hơn và thoát ra ngoài.

Xông bằng nước cốt gừng như vậy khoảng 1 phút, từ 3-5 đợt mỗi ngày.

Người bệnh viêm xoang có thể dùng gừng nấu trà, tận dụng xác gừng còn ấm đắp lên mặt chỗ các xoang để giảm đau.

4. Chữa viêm xoang tại nhà bằng tỏi

Thực hiện theo những cách sau giúp cải thiện tình trạng viêm xoang:

Ăn tỏi sống

Tỏi sống chứa allicin và các thành phần khác giúp sát trùng, kháng virus, kháng nấm, chống viêm. Ăn tỏi sống rất có hiệu quả nhưng hơi khó ăn. Thế nên, người ta thường chế biến hoặc kết hợp tỏi với các thực phẩm khác để dễ ăn hơn.

Dùng rượu tỏi

Rượu tỏi không chỉ có công dụng chữa viêm xoang mà còn cải thiện tình trạng của nhiều bệnh khác như viêm khớp dạng thấp, ổn định huyết áp.

Dùng tỏi ngâm mật ong

Mật ong ngọt ngào làm dịu đi mùi vị hăng, cay nồng của tỏi mà vẫn đảm bảo được những hoạt chất có lợi trong tỏi, giúp điều trị hiệu quả bệnh viêm xoang.

Trả lời