Ăn uống thế nào để sống khỏe ngày Tết

Lên thực đơn cho Tết

Chuẩn bị đồ ăn cho Tết là mối quan tâm hàng đầu của các bà nội trợ. Tâm lý chung của mọi người trong thời gian này dữ trữ, chế biến đồ ăn với số lượng lớn, vừa để sử dụng, vừa để đãi khách. Và để tiết kiệm, tránh lãng phí đồ ăn, bạn nên có thực đơn sẵn cho những ngày Tết để dự tính lượng thực phẩm cần thiết. Bạn có thể căn cứ vào nhu cầu thực phẩm của những năm trước đó để lên thực đơn. Việc này sẽ hạn chế được vấn đề mua quá nhiều thức ăn, gây hư hỏng hoặc dư thừa.

Không chỉ vậy, việc chuẩn bị thực đơn trước Tết cũng giúp bạn cân đối các loại thực phẩm cần sử dụng cho gia đình như thịt, cá, rau, quả,… để đảm bảo đáp ứng đúng và đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cả gia đình trong bữa ăn ngày Tết.

Hạn chế đồ ăn nhiều đạm, tăng cường chất xơ và vitamin

Ẩm thực Tết có rất nhiều món giàu đạm và chất béo như bánh chưng, thịt kho trứng, lạp xưởng, cá kho, đồ ăn chiên xào,… Ngoài ra còn có các món nhiều muối như dưa cà, củ kiệu, thực phẩm chế biến sẵn… Những món ăn này đều dễ dẫn đến khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, thậm chí còn có thể gây tiêu chảy do tình trạng tiêu hoá kém.

Trả lời câu hỏi: Ăn uống khoa học trong dịp Tết có khó không? các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên bổ sung rau vào bữa ăn để đảm bảo cân đối dinh dưỡng và tránh dư thừa năng lượng. Với người lớn, cần giữ chế độ ăn 200 gram rau xanh mỗi bữa. Với trẻ em, bố mẹ nên duy trì bữa ăn đủ cả 4 nhóm thực phẩm là tinh bột, rau xanh, đạm, chất béo với định lượng phù hợp với lứa tuổi.

Ngoài ra bạn có thể phối hợp các món ăn chứa nhiều đạm, chất béo với các món nhiều chất xơ để quá trình tiêu hoá dễ dàng hơn. Ví dụ như: Ăn kèm món muối chua cùng các loại bánh nếp, làm các món gỏi kết hợp giữa rau củ và thịt cá,…

Không nên uống quá nhiều bia, rượu, nước ngọt có ga

Bia, rượu, là thức uống không thể thiếu trong những bữa ăn ngày Tết nhưng không vì thế mà chúng ta lạm dụng chúng. Việc uống quá chén trong dịp Tết có thể sẽ biến cuộc vui thành chuyện buồn vì xung đột, bạo lực có thể xảy ra. Ngoài ra, lạm dụng rượu, bia còn làm chậm phản ứng của não, gây viêm/loét dạ dày, tăng nguy cơ loãng xương và mắc các bệnh ung thư,… Bạn không nên đánh đổi sức khoẻ cho những giây phút vui vẻ trong chốc lát.

Bên cạnh bia, rượu thì nước ngọt có ga cũng nên được hạn chế. Nếu dùng quá nhiều nước ngọt có ga sẽ làm bạn bị đầy hơi và không thể ăn bữa chính. Lượng đường và axit citric có trong nước ngọt có thể làm mòn men răng, gây thừa cân, béo phì, thậm chí là tiểu đường.

Duy trì nhịp độ sinh hoạt bình thường

Vào kỳ nghỉ dài như Tết, mọi người thường ăn uống và nghỉ ngơi một cách thoải mái và hoàn toàn lệch khỏi nhịp độ bình thường như: Thức khuya, ngủ dậy trễ, ăn uống lặt vặt không đúng bữa, ăn quá nhiều hoặc quá ít trong những bữa tiệc kéo dài, uống nhiều bia rượu, nước ngọt… Nhịp điệu sinh hoạt không ổn định như vậy sẽ gây mệt mỏi, giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính như đau dạ dày.

Chính vì vậy, bạn cần duy trì nhịp độ sinh hoạt bình thường, đặc biệt là trong vấn đề ăn uống khoa học trong dịp Tết. Hãy ăn đúng giờ, đúng bữa với lượng vừa phải để cơ thể có thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng nhất và cung cấp năng lượng cho các hoạt động trong những ngày đầu năm.

Tết ngày ngày vui. Vì vậy, lựa chọn thực phẩm hợp lý và ăn uống khoa học trong dịp Tết thì niềm vui năm mới trọn vẹn. Chúc bạn và gia đình có thể thưởng thức Tết với những món ăn truyền thống ngon miệng mà vẫn đảm bảo sức khoẻ để có thể bắt đầu một năm làm việc mới nhiều thành công.

Trả lời