Mẹo chữa mỏi cổ trong 5 phút

Việc bị mỏi cơ cổ do ngồi nhiều hay mang vác nặng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe bạn, gây phiền hà trong sinh hoạt hằng ngày.

Nếu bạn phải chịu đựng cảm giác đau ở cổ dai dẳng và thực sự tới mức không chịu nổi, biện pháp tốt nhất là đến bệnh viện kiểm tra. Trường hợp, bạn thi thoảng thấy đau mỏi cổ hoặc căng nhức, hãy thử những cách chữa trị đơn giản và hiệu quả, có thể thực hiện ngay tại nhà.

Ngủ với gối chỉnh hình

Thực tế là khi ngủ không đúng tư thế, bạn có thể làm cho cổ đau nhức khi thức dậy vào sáng hôm sau. Để phòng tránh, hãy sử dụng gối chỉnh hình — loại gối có một cạnh dài phồng lên, để đỡ lấy phần không gian sau đầu và phía dưới cổ. Loại gối này cho phép cổ được nâng đỡ một cách phù hợp, đồng thời tạo sự kết nối thoải mái giữa cổ với đầu và cả xương sống.

Luôn nạp đủ nước cho cơ thể

Chắc bạn đã nghe rất nhiều về tác dụng của việc uống nhiều nước mỗi ngày. Nước không chỉ giúp duy trì sự cân bằng của dịch cơ thể mà còn điều hòa lượng calo và cung cấp năng lượng cho cơ bắp. Đối với cổ, uống nước cũng có ảnh hưởng rất tích cực.

Theo lý giải của các nhà khoa học, phần đĩa đệm giữa đốt sổng cổ trong khung xương sống của bạn có cấu tạo phần lớn là nước. Để giúp đĩa đệm khỏe mạnh và linh hoạt, điều quan trọng là không làm cơ thể mất nước. Gợi ý chung thường là 8 ly nước mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn có thể điều chỉnh để lượng nước uống phù hợp với cơ thể, không gây cảm giác ngán.

Luôn chú ý tới độ thăng bằng khi mang vác đồ vật, nhất là vật nặng

Chắc chắn mỗi chúng ta từng mắc phải sai lầm này: xách hoặc mang một chiếc túi hay đồ vật nặng nào đó chỉ trong một tay. Việc này khiến hai vai mất thăng bằng, cơ thể chúng ta sẽ bị “ngả nghiêng” do trọng lượng phân phối không đều. Một bên người sẽ bị đè nặng hơn và tạo nên cảm giác căng cơ, đau nhức.

Cách phòng tránh tốt nhất luôn là phân phối sức nặng đồng đều giữa hai tay hoặc bạn có thể để mọi thứ cần mang trong một chiếc balo, khoác sau lưng để đảm bảo hai vai không bị lệch.

Đứng với tư thế ngực nở, vai thẳng

Kiểu đứng rụt vai rụt cổ trên thực tế có thể ảnh hưởng rất xấu không chỉ vóc dáng của bạn mà còn là nguyên nhân làm yếu cổ. Trước hết, bạn cần hiểu rõ rằng hai vai chính là giá đỡ tuyệt vời hỗ trợ cho cổ bạn. Nếu vai đua về phía trước nhiều quá sẽ khiến đầu, cổ rụt lại và ngực hóp vào trong. Tư thế này không cung cấp đủ lực cho hai vai và phần thân trên, kết quả là cơ cổ bị căng cứng.

5. Làm việc với màn hình máy tính ngang tầm mắt

Rất nhiều người không biết tư thế ngồi chính xác bên bàn máy tính là gì nên thường nghiêng màn hình sao cho nhìn rõ và thoải mái nhất. Thực ra, nếu màn hình máy tính đặt quá cao so với tầm mắt, bạn sẽ phải hơi nghển cổ lên trong nhiều giờ liền. Nếu màn hình đặt quá thấp, bạn lại phải hơi gục đầu xuống — một tư thế khá kỳ quặc và chẳng mấy dễ chịu.

Cách xử lý vấn đề này là điều chỉnh vị trí màn hình máy tính sao cho phần trên cùng màn hình nằm ngang với tầm mắt của bạn.

6. Sửa lại tư thế ngồi trong ô tô

Theo hướng dẫn của Học viện Bảo hiểm An toàn đường cao tốc Mỹ, phần tựa đầu ở ghế lái nên được đặt ở vị trí chính giữa đầu. Như vậy, nếu xe của bạn có bị dừng đột ngột, phần tựa đầu này sẽ bảo vệ cổ bạn khỏi bị lắc từ trước ra sau và ngược lại.

Bên cạnh đó, điều chỉnh ghế ngồi hơi hướng thẳng lên. Ở vị trí này, đầu và phần lưng dưới của bạn sẽ được nâng đỡ một cách phù hợp. Chỉ cần không có cảm giác phải với tới vô lăng, vị trí bạn đang ngồi là lý tưởng.

7. Sử dụng dụng cụ kê tay

Đây là một trong nhiều cách để bạn tạo sự cân bằng giữa trọng lượng cơ thể với tư thế ngồi. Khi bạn cảm thấy cánh tay -hay phần cơ giữa cánh tay và cổ — bị căng lên và bắt đầu gây đau mỏi, đã đến lúc sử dụng dụng cụ kê tay.

Theo HealthCentral, dụng cụ kê tay có thể giữ trọng lượng cánh tay ổn định, tránh làm căng cơ cổ. Trường hợp cơ cổ bị căng nhiều, chúng sẽ nhanh chóng trở nên nhức mệt và gây đau đớn.

8. Tập các động tác thể dục đối kháng

Có vô số bài tập đơn giản bạn có thể làm mỗi ngày để giảm và phòng tránh đau cổ. Thậm chí, phần lớn dạng bài tập này được thực hiện mà không cần phải rời khỏi ghế. Ví dụ:

– Đặt tay trái lên đầu, phía trên tai

– Nhẹ nhàng ấn tay vào đầu. Căng cơ cổ lên để chống lại lực này.

– Lặp lại với tay phải. Thực hiện bài tập trong vòng 5 phút.

Theo Trung tâm Y tế Đại học Rochester, bài tập dạng này giúp cải thiện khả năng vận động của cổ và làm săn chắc các khối cơ ở đây.

9. Bài tập thu cằm

Bài tập này đơn giản tới nỗi bạn sẽ không có cảm giác như mình đang tập. Để giúp thư giãn đồng thời tăng sức mạnh cơ cổ, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

– Ngồi trên một chiếc ghế có tựa lưng thẳng đứng và đẩy vai bạn ra phía sau, áp chặt vào ghế

– Nhìn thẳng, từ từ thu cằm lại, hướng vào phía trong ngực

– Giữ tư thế này trong khoảng 5–10 giây rồi thả lỏng, đưa đầu về vị trí cân bằng

– Lặp lại động tác trên 10–15 lần. ngày khi bạn thấy đau nhói ở vùng vai gáy.

10. Tập luyện với ống lăn từ bọt biển

Nếu bạn cảm giác căng và đau nhức ở vùng cơ xung quanh bả vai, đây có thể là dấu hiệu cho thấy những khớp xương nhỏ (nằm ở đốt sống cổ) bị kích thích gây khó chịu.

Spine-Health gợi ý bài tập để làm giảm đau ở khu vực này với ống lăn từ bọt biển như sau:

– Nằm lên ống lăn theo chiều dọc rồi đặt tay lên hông

– Từ từ lăn người sang một bên, giữ thân mình bạn song song với mặt đất, cho tới khi ống lăn cuộn lên các cơ bị đau nhức

– Nhẹ nhàng lăn người mỗi bên 20 lần

Livestrong cũng gợi ý một bài tập khác để làm giảm đau gáy:

– Nằm ngửa trên sàn rồi đặt ống lăn phía dưới cổ

– Giữ đầu thẳng hướng lên trên, từ từ nâng hông khỏi sàn nhà cho tới khi trọng lượng cơ thể bạn dồn vào khối cơ ở cổ

– Đảm bảo rằng ống lăn được đặt phía dưới điểm đau nhức ở dưới cổ bạn

  • Từ từ tăng áp lực lên cổ và thả lỏng sau khoảng 1 phút. Lặp lại bài tập này vài lần.

Nguồn: medium.com

Trả lời