Lưng có những dấu hiệu này đi khám ung thư ngay kẻo muộn

Đau lưng hoặc mọc mụn ở lưng không chỉ là một cơn đau hay viêm nhiễm thông thường, mà nó còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm không thể ngờ như ung thư phổi, ung thư tử cung, rối loạn nội tiết…

Ung thư phổi

Khi bệnh nhân bị ung thư phổi, khối u sẽ chèn ép vào các cấu trúc vùng thắt lưng, chúng còn làm kích thích các dây thần kinh đi qua ngực hoặc màng phổi. Bộ não sẽ tiếp nhận những kích thích đau này, tuy nhiên nó sẽ “tưởng nhầm” đây là một cơn đau bình thường vùng lưng. Ngoài ra, ung thư phổi còn có thể di căn tới xương sống gây ra đau lưng.

Ung thư cổ tử cung

Bệnh ung thư cổ tử cung là bệnh phụ khoa ác tính phổ biến. Vào giai đoạn đầu bênh hầu như không có biển hiện nào. Triệu chứng đau lưng thường xuất hiện vào giai đoạn cuối của bệnh.

Khi đó, ung thư sẽ xâm lấn vào dây chằng tử cung-cùng hoặc lan rộng đến các đám rối dây thần kinh vùng chậu gây ra các cơn đau liên tục ngày càng nặng và tăng lên về đêm.

Ngoài ra, đau lưng còn là triệu chứng của nhiều bệnh phụ khoa khác như sa tử cung, lệch tử cung, tử cung đổ sau. Những bệnh này còn có các triệu chứng là đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt, xuất hiện phần thịt lồi ở vùng cơ quan sinh dục, đau dưới thắt lưng, đau bụng dưới…


 

Bệnh về phổi

Khi gặp vấn đề về phổi, lưng sẽ là một bộ phận xuất hiện các hiện tượng bất thường đầu tiên. Trên lưng mọc mụn có thể là một triệu chứng của các bệnh về phổi. Khi bị bệnh về phổi, cơ thể sẽ nóng lên và phát tiết hơi nóng ra ngoài, đổ nhiều mồ hôi và sản sinh ra mụn.

Viêm nang lông

Viêm nang lông là bệnh về da phổ biến do các nang lông bị viêm. Nó thường được gây ra bởi nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm. Lúc thời tiết nóng, mồ hôi tiết ra nhiều, nếu vệ sinh cơ thể không kịp thời, nang lông sẽ bị chặn và gây viêm.

Nhất là đối với tuổi vị thành niên, ở giai đoạn dậy thì, sự tiết hormone trong cơ thể là tương đối mạnh, dịch tiết ra nhiều cho nên khả năng mắc viêm nang lông lại càng cao.

Viêm nang lông biểu hiện với các vết mụn đỏ hoặc mụn nhọt đầu trắng xung quanh nang lông. Những nốt mụn này không được tự tiện bóp, cậy bằng tay vì rất dễ gây ra nhiễm trùng, trở thành các vết loét gây khó chịu.

Viêm da dầu

Viêm da dầu là bệnh mãn tính về da. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến da đầu nhưng có thể tác động đến các vùng khác như mặt, hai bên mũi, lông mày, tai, ngực và vùng liên bả vai, lưng.

Khi bị viêm da dầu, nó có thể gây ra các mảng vảy, da đỏ, cứng và có thể cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh nếu không được chữa trị sẽ làm tổn thương sâu đến các nang lông.

Nguyên nhân viêm da dầu đến từ việc tiêu thụ nhiều thực phẩm dầu mỡ, hay do sử dụng không đúng cách các sản phẩm chăm sóc da. Để giảm bớt tình trạng, bạn nên chú ý cân bằng lại dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày để cải thiện chức năng tuyến bã nhờn.

Bị thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt rách, người bệnh thường xuất hiện chứng đau lưng. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm ở vị trí thấp của lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Nhiều khi thoát vị đè vào dây thần kinh làm đau lan xuống chân.

Ung thư tuyến tụy

Khi khối u tuyến tụy phát triển, nó có thể bám vào rễ thần kinh gây đau ở giữa lưng. Cơn đau có thể ổn định hoặc dai dẳng, có thể xuất hiện đầu tiên ở vùng bụng trên, thẳng lưng, và tồi tệ hơn khi bệnh nhân ăn uống. Tuy nhiên, đau lưng nhiều khi gây ra bởi những nguyên nhân khác nên có thể gây nhầm lẫn.

Nhồi máu cơ tim

Nếu bị đau toàn ở phần trên hoặc dưới lưng, hay toàn bộ vùng lưng mà không xác định rõ nguyên nhân, nguy cơ bạn bị đau tim rất cao. Triệu chứng phổ biến nhất trước mỗi cơn đau tim là đau ở ngực, theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ.

Cơn đau lưng nghiêm trọng xảy ra đột ngột là một dấu hiệu cảnh báo bạn nên đi khám bác sĩ ngay. Bạn cũng không nên bỏ qua nếu bị đau lưng kèm theo đau hàm, buồn nôn, mệt mỏi quá, hoặc khó thở.

Rối loạn nội tiết

Hệ thống nội tiết là một mạng lưới các tuyến và cơ quan nằm ở khắp cơ thể. Nó tương tự như hệ thống thần kinh ở chỗ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và điều chỉnh nhiều chức năng của cơ thể.

Rối loạn nội tiết xảy ra khi cơ thể chịu áp lực rất lớn, ở trạng thái hồi hộp, căng thẳng một thời gian dài, kết hợp với thói quen ăn uống không điều độ. Khi đó, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều mụn, đặc biệt mụn ở mặt và lưng.

Nguồn: 24h.com

Trả lời