Trong phần lớn trường hợp, táo bón không gây hại nghiêm trọng. Nhưng một số trường hợp hiếm hoi, táo bón có thể khiến bạn phải nhập viện hoặc dẫn tới những biến chứng đe dọa mạng sống.
Chứng táo bón có gì đáng sợ?
Thông thường thì táo bón không có gì khiến bạn phải quá lo lắng, ngoại trừ cảm giác khó chịu. Theo American College of Gastroenterology, tại Mỹ, có khoảng 2,5 triệu người đi khám bác sĩ vì chứng táo bón mỗi năm.
Tuy nhiên, có một số dấu hiệu bạn cần thận trọng vì khi đó, đã có thứ gì đó nghiêm trọng hơn là chuyện đại tiện không đều.
Trong phần lớn trường hợp, táo bón không gây hại nghiêm trọng. Nhưng cũng có một số trường hợp hiếm hoi, táo bón có thể khiến bạn phải nhập viện hoặc dẫn tới những biến chứng đe dọa mạng sống.
“Trong phần lớn trường hợp, táo bón vô hại. Nhưng một số trường hợp hiếm hoi, táo bón có thể khiến bạn phải nhập viện hoặc dẫn tới những biến chứng đe dọa mạng sống”, bác sĩ Melissa Latorre, chuyên gia dạ dày – ruột và trợ giảng khoa dược tại NYU Langone Health. “Điều quan trọng hơn là cần loại trừ những thứ tương tự chứng táo bón nhưng vô cùng nguy hiểm như ung thư kết trực tràng”.
Vậy chính xác táo bón là gì?
Phân, cũng như lịch đại tiện của mỗi người không giống nhau. Theo Viện Quốc gia Mỹ về các bệnh tiểu đường, tiêu hóa, thận, táo bón là khi bạn đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần và mỗi lần đó đều rất khó và đau hoặc phân bị cứng. Dù không nhất thiết gây đau đớn, táo bón có thể khiến bạn thực sự khó chịu.
Bác sĩ Latorre cho biết: “Đôi khi, người bị táo bón có thể thấy chướng bụng, đầy hơi. Nhưng đau không thực sự là triệu chứng điển hình và nếu bạn thường xuyên bị đau khi đại tiện, cần phải tìm kiếm trợ giúp từ một chuyên gia về tiêu hóa”.
Táo bón là khi bạn đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần và mỗi lần đó đều rất khó và đau hoặc phân bị cứng.
Dấu hiệu đi kèm táo bón cảnh báo cần đi khám bác sĩ ngay
Nhiều người cảm thấy hoảng sợ khi không thể đi đại tiện trong vài ngày. Nhưng táo bón không phải là trường hợp y tế khẩn cấp – bác sĩ Robynne Chutkan, chuyên gia Dạ dày – Ruột tại Maryland, tác giả cuốn “Gutbliss: A 10-Day Palan to Ban Bloat, Flush Toxins, and Dump Your Digestive Baggage”, khẳng định.
Tuy nhiên, nếu đã 1 tuần trôi qua kể từ lần đi đại tiện cuối cùng của bạn và bạn cũng đã thử nhiều cách xử lý táo bón tại nhà nhưng không thành công – đã đến lúc đi khám.
Quan trọng hơn việc thường xuyên hay không thường xuyên đi đại tiện, bạn cần đặc biệt lưu ý một số triệu chứng, bao gồm: Thay đổi trong kết cấu phân, xuất hiện máu trong phân, trĩ ngoại, giảm cân, chán ăn hay buồn nôn và nôn mửa.
Trong những trường hợp đó, lo ngại số 1 của bác sĩ chính là căn bệnh ung thư kết trực tràng. Họ sẽ muốn xác nhận điều này trước khi xem xét bất cứ nguyên nhân gây táo bón nào khác.
Một số trường hợp hiếm hoi, chứng táo bón có thể là một dạng của tình trạng tắc ruột – tức là xảy ra sự tắc nghẽn thực sự trong ruột của bạn. Bác sĩ Latorre giải thích: “Bệnh nhân thường trông rất ốm yếu với các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng dưới và đau. Khác biệt chủ chốt nằm ở chỗ, họ cũng không thể xì hơi”. Nếu bạn bị bất cứ triệu chứng nào kể trên, hãy tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Nếu đã 1 tuần trôi qua kể từ lần đi đại tiện cuối cùng của bạn và bạn cũng đã thử nhiều cách xử lý táo bón tại nhà nhưng không thành công – đã đến lúc đi khám.
Khi tới gặp bác sĩ và đã được loại trừ bệnh ung thư kết trực tràng, họ có thể đề nghị bạn ghi “nhật ký đại tiện”. Theo đó, bạn sẽ viết ra toàn bộ triệu chứng, số lần đại tiện và thời gian đại tiện của mình. Bác sĩ Latorre nhấn mạnh: “Một việc quan trọng khác là cập nhật danh sách thuốc bạn đang dùng bởi một số loại thuốc như lợi tiểu, sắt, canxi và thuốc giảm đau (có thuốc phiện) đều gây táo bón”.
Điều trị chứng táo bón tại nhà như thế nào?
Nếu táo bón là một điều khá mới mẻ trong cuộc sống của bạn (nghĩa là chỉ mới đây thôi, bạn mới đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần, trong nhiều tuần liên tiếp), bạn nên thử một số cách trị táo bón tại nhà.
Nghe có vẻ rõ ràng nhưng thực sự cách tốt nhất để hỗ trợ tiêu hóa là ăn nhiều chất xơ (25-35g/ngày), đảm bảo cơ thể đủ nước và tập luyện. “Nếu bạn không vận động thì đường ruột của bạn cũng thế”, bác sĩ Chutkan nói. Tăng cường lượng chất xơ chưa qua tinh chế từ các nguồn tự nhiên như trái cây, rau và cây họ đậu cộng với việc uống đủ nước sẽ giúp mọi thứ di chuyển trơn tru trong ruột.
Cách tốt nhất để hỗ trợ tiêu hóa là ăn nhiều chất xơ (25-35g/ngày), đảm bảo cơ thể đủ nước và tập luyện.
Nếu các biện pháp này vẫn chưa đem lại hiệu quả, hãy thử thực phẩm bổ sung chất xơ hoặc 1-2 thìa canh vỏ hạt mã đề (psyllium husk) với thật nhiều nước.
Ngoài việc cải thiện lối sống, bạn cũng có thể thử dùng thuốc xổ. Có 2 dạng chính: Thẩm thấu và kích thích. “Thuốc xổ dạng thẩm thấu giúp hút nước vào ruột để làm mềm phân. Còn thuốc xổ dạng kích thích giúp ruột co bóp”. Nhưng, lưu ý rằng, nếu bạn thường xuyên dùng thuốc xổ, đó là dấu hiệu bạn cần đi gặp chuyên gia dạ dày – ruột ngay.
Tóm lại, đừng chủ quan nếu bạn lâu lâu chưa đi đại tiện. “Phân là chất thải”, bác sĩ Chutkan cho biết. “Nó độc hại và vì thế, không nên để nó lưu cữu trong ruột bạn nhiều ngày liền”.
Đó là lý do dù cho các triệu chứng không thực sự nghiêm trọng tới mức bạn cần đi khám, bạn vẫn nên cố gắng để đường ruột hoạt động bình thường trở lại, càng sớm càng tốt.
Nguồn: WHM