Tỉnh giấc lúc 3-4 giờ sáng rồi không thể ngủ tiếp: Bạn có thể đã mắc một trong 5 bệnh này

Nhiều người rơi vào trường hợp tỉnh giấc vào ban đêm hoặc rạng sáng và không thể nào ngủ tiếp được. Đây là 5 căn bệnh liên quan và 4 lời khuyên bạn không nên làm.

Nhiều người bị thức dậy quá sớm, nguyên nhân vì sao?

Trên thực tế, các triệu chứng mất ngủ ở mỗi người là khác nhau, điều này cho thấy các vấn đề bệnh khác nhau, và bạn phải đặc biệt chú ý quan sát sức khỏe của bản thân nếu có dấu hiệu tỉnh giấc lúc 3-4 giờ sáng và không dễ dàng ngủ trở lại.

Theo các chuyên gia sức khỏe trên kênh Health, nếu tình trạng tỉnh ngủ trước 4 giờ sáng mà không thể ngủ lại, hãy kiểm tra các căn bệnh liên quan sau đây.

5 căn bệnh liên quan đến chứng thức dậy quá sớm khó ngủ trở lại

1, Thiếu máu cơ tim

Thời gian nửa đầu của giấc ngủ chủ yếu là để ức chế vỏ não, loại bỏ mệt mỏi và những thói quen của cơ thể, và vào thời gian nửa sau, tức là giữa đêm đến sáng là khoảng thời gian dành cho phần còn lại của cơ thể nghỉ ngơi, hoạt động toàn thân sẽ bị giảm.

Khi việc cung cấp máu bình thường cho tim không đủ sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho não, vỏ não bị kích thích sẽ khiến bạn không thể ngủ, điều này có thể gây ra sự kích thích, hạn chế cung cấp máu bình thường cho tim, từ đó có thể bị thiếu máu não.

2, Thiếu khí huyết, mệt mỏi

Vào giữa đêm, khoảng từ 2-3 giờ sáng, là thời gian mà phổi hoạt động nhiều trong việc vận chuyển khí huyết.

Nếu trong giai đoạn này mà khí huyết không đủ, nó sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông bình thường của máu tới các cơ quan liên quan, trong khi cơ thể có chức năng tự phục hồi, nó sẽ ngăn không cho các cơ quan liên quan bị bệnh do thiếu máu, từ yếu tố này sẽ dẫn đến hiện tượng thức tỉnh bạn.

Do đó, nếu bạn bị thức dậy vào khung giờ 2-3 giờ sáng, có thể cần phải xem xét đến sự thiếu máu hoặc các triệu chứng mệt mỏi quá mức.

3, Bị nóng trong gan

Thời gian từ 1-3 giờ sáng chính là khung giờ gan hoạt động mạnh mẽ nhất, và các triệu chứng ở gan sẽ xuất hiện. Nếu bạn thức dậy trong thời gian này, đó có thể là các vấn đề về gan đang phát sinh. Nên cẩn thận kiểm tra xem có bị nóng trong gan hay không.

4, Mất ngủ do bước vào tuổi mãn kinh

Người trung niên bị mất ngủ khi bước vào tuổi mãn kinh, rối loạn chức năng hệ thống thần kinh tự trị, gây ra trầm cảm và lo lắng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị thức giấc vào đầu giờ sáng và rất khó ngủ ngon trở lại.

5, Trầm cảm

Một nghiên cứu cho thấy khoảng 50% các triệu chứng đầu tiên của trầm cảm là mất ngủ và thức dậy sớm, đây là nguyên nhân cần đặc biệt chú ý.

Nếu bạn thức dậy trước 1 đến 2 giờ so với thời gian thức dậy bình thường, và rơi vào tình trạng rất khó ngủ sau khi thức dậy, đồng thời tình trạng này kéo dài hơn hai tuần thì tốt nhất là bạn nên xem lại.

Đặc biệt là sau khi thức dậy sớm, tâm trạng của bạn có cảm giác bị trầm cảm và không có tinh thần làm việc hay giao tiếp trong suốt cả ngày. Tại thời điểm này, cần phải hết sức cảnh giác. Nên đến khoa tâm thần để xem có bị trầm cảm hay không.

Làm 4 việc này khi bạn thức dậy vào giữa đêm sẽ gây hậu quả lớn

1. Xem điện thoại

Một số người không thể ngủ tiếp được sau khi thức giấc và họ sẽ có thói quen cầm điện thoại lên để đọc một cái gì đó, vào mạng xã hội hoặc internet, sau đó thời gian sẽ trôi qua mà không biết.

Điều này có thể khiến cho mọi người vắt kiệt sức khỏe tinh thần của mình. Lời khuyên dành cho bạn là nên để điện thoại ở xa khi ngủ hoặc đơn giản là tắt điện thoại.

2. Uống nước lạnh

Mùa thu và mùa đông rất dễ có cảm giác bị hanh khô. Khi bạn ngủ, cổ họng sẽ rất khô. Ngoài ra, bạn sẽ bị đổ mồ hôi vào ban đêm do đó, việc cung cấp đủ nước cho cơ thể trước khi ngủ là rất quan trọng.

Tuy nhiên, ngay kể cả khi bạn uống nước, thì nếu thức dậy vào ban đêm vẫn sẽ có cảm giác khát nước, muốn đi tiểu, cổ họng sẽ cảm thấy rất rất khô và muốn uống nước. Lúc này, bạn nên uống nước ấm. Bởi nếu bạn uống nước lạnh, sẽ khiến cơ thể trở nên tỉnh táo, khó ngủ trở lại nhanh chóng.

3. Bật đèn sáng

Nếu bạn vừa tỉnh giấc và bật đèn, ánh sáng đèn làm cho trạng thái tinh thần và thể chất sẽ được kích hoạt ngay lập tức.

Vào ban đêm, ánh sáng nên được giữ ở mức độ sáng tối thiểu, điều này không chỉ giúp mọi người dễ ngủ trở lại mà còn không gây trở ngại cho những người khác đang ngủ.

4. Xem đồng hồ

Sau khi thức dậy vào giữa đêm, việc xác nhận lại thời gian sẽ khiến cho bạn trở nên lo lắng hơn, và áp lực gấp đôi khi ngủ trở lại, đồng thời thời gian ngủ còn lại sẽ gây ra những trở ngại về tâm lý.

Do đó, miễn là chuông báo thức không kêu, bạn đừng giữ thói quen nhìn vào đồng hồ, cách này cũng sẽ giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh chóng hơn.

Theo Health/IF

Trả lời