Có nên chữa đau thần kinh toạ bằng châm cứu hay không?

Người châm cứu sẽ chọn các huyệt thận du, đại trường du, thừa sơn, ủy trung, thừa phù, trật biên và dùng phương pháp tả. Khi châm cứu, bệnh nhân cần đạt cảm giác căng tức và chỉ châm cứu các huyệt bên chân bị đau. Với các huyệt mệnh môn, túc tam lý, bác sỹ dùng phương pháp châm bố, lưu kim 20 phút, rút kim nhanh và bịt miệng nhanh. Có thể kết hợp phương pháp giác nóng để nâng cao tác dụng giảm đau và mau phục hồi.

Đau thần kinh tọa là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Khi gặp phải căn bệnh này chúng ta sẽ gặp trở ngại rất lớn trong cuộc sống hàng ngày, để chữa trị triệt để là một điều không phải dễ. Tuy nhiên Đông y đang ngày càng phát huy được khả năng điều trị bệnh của mình, đặc biệt phải kể đến phương pháp châm cứu chữa bệnh đau thần kinh tọa đã đem lại sự phục hồi nhanh chóng cho người bệnh. Đau thần kinh tọa thường gặp ở những người lao động chân tay, nam giới, độ tuổi từ 30-60. Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh dài nhất cơ thể, trải dài từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Dây thần kinh tọa chi phối các động tác của chân, góp phần làm nên các động tác đi lại, đứng ngồi của hai chân.

Nguyên nhân gây nên bệnh đau thần kinh tọa: Nguyên nhân chính của đau thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng. Do yếu tố tâm lý hay làm việc trong tư thế xấu, gò bó, rung sóc, chấn thương, mang vác nặng ở tư thế sai là yếu tố thuận lợi thúc đẩy xuất hiện và tái phát của bệnh. Do bệnh lý cột sống (do thoái hoá cột sống, do dị tật bẩm sinh cột sống, do lao cột sống, do ung thư cột sống). Do bệnh lý khớp vùng chậu.

Có nên chữa đau thần kinh toạ bằng châm cứu hay không?

Phương pháp châm cứu là phương pháp chữa bệnh Đông y, có khả năng điều trị được rất nhiều bệnh. Đây là phương pháp an toàn lại cho hiệu quả chữa trị cao nên được rất nhiều người tin dùng. Trong các bệnh mà châm cứu có thể chữa trị, có bệnh đau thần kinh tọa. Phương pháp châm cứu sẽ đem lại sự phục hồi nhanh chóng cho người bệnh đau thần kinh tọa.

Đau thần kinh tọa là bệnh thường gặp ở nam giới, những người trong độ tuổi từ 35-60 và làm những công việc lao động chân tay. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng. Do làm việc sai tư thế, do bệnh lý về cột sống như thoái hóa cột sống, do dị tật bẩm sinh cột sống, do lao cột sống, ung thư cột sống. Do bệnh lý về khớp vùng chậu.

Khi bị đau thần kinh tọa, bệnh nhân thường cảm thấy đau lưng lan dọc xuống chi dưới một hoặc hai bên, cơn đau kéo dài âm ỉ, có lúc dữ dội, có thể đi kèm với triệu chứng tê, nóng, râm ran như kiến bò. Để điều trị đau thần kinh tọa, bệnh nhân có thể uống thuốc giảm đau, bấm huyệt, châm cứu, điều trị bằng vật lý trị liệu…. Trong các phương pháp điều trị, châm cứu là phương pháp chữa bệnh phổ biến và cho hiệu quả nhanh, lại an toàn.

Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở dùng kim châm vào các huyệt đạo trên cơ thể, giúp đả thông kinh lạc, điều hòa khí huyết, giúp hạn chế và đẩy lùi bệnh tật. Khi chữa đau thần kinh tọa bằng phương pháp châm cứu, bệnh nhân sẽ được chữa trị tập trung vào các huyệt vùng thắt lưng tương ứng với các rễ thần kinh, các huyệt nằm dọc theo đường đi của dây thần kinh.

Người châm cứu sẽ chọn các huyệt thận du, đại trường du, thừa sơn, ủy trung, thừa phù, trật biên và dùng phương pháp tả. Khi châm cứu, bệnh nhân cần đạt cảm giác căng tức và chỉ châm cứu các huyệt bên chân bị đau. Với các huyệt mệnh môn, túc tam lý, bác sỹ dùng phương pháp châm bố, lưu kim 20 phút, rút kim nhanh và bịt miệng nhanh. Có thể kết kopws phương pháp giác nóng để nâng cao tác dụng giảm đau và mau phục hồi.

Ngoài ra, còn dựa vào tính chất hàn nhiệt, trạng thái hư thực, vị trí nông sâu của từng bệnh nhân mà có thể sử dụng thêm các huyệt tại chỗ hoặc xa nơi vùng đau với các thủ pháp khác nhau. Một liệu trình điều trị đau thần kinh tọa bằng phương pháp châm cứu kéo dài từ 1-2 tuần, giữa các liệu trình có thể nghỉ từ 5-7 ngày.

Sau đợt điều trị, nếu tình trạng bệnh nhân vẫn chưa có những chuyển biến rõ rệt, bác sỹ sẽ cho bệnh nhân nghỉ 5 ngày để tránh tình trạng nhờn thuốc rồi tiếp tục châm cứu, kết hợp giác hơi, ấn các huyệt vị, xoa bóp và dùng đèn hồng ngoại, máy sinh vật điện từ chiếu vào vùng bị bệnh. Kết hợp các phương pháp cùng điều trị sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Phương pháp châm cứu giúp chữa bệnh đau thần kinh tọa hiệu quả. Nó đã giúp nhiều bệnh nhân chữa khỏi bệnh và tôi tin chắc rằng nó cũng sẽ có hiệu quả với bạn.

Người bị đau thần kinh toạ nên ăn gì?

Chế độ ăn uống và sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh đau thần kinh tọa. Bệnh có được nhanh khỏi hay không, phần nào cũng nhờ các chất dinh dưỡng mà người bệnh nạp vào cơ thể. Để biết đâu là các thực phẩm nên ăn và kiêng ăn khi mắc căn bệnh này, mọi người hãy cùng theo dõi bài viết nhé.

Đau thần kinh tọa thường gây ra các cơn đau từ lưng kéo dài xuống chân ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Do đó, trong quá trình điều trị với thuốc và các phương pháp trị liệu, việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp hỗ trợ giảm viêm, giảm đau và phục hồi tốt hơn. Các chất mà người bị đau thần kinh tọa nên bổ sung cho cơ thể  đó là:

Vitamin B6: Vitamin B6 có tác dụng  thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu và các chất dẫn truyền thần kinh, hỗ trợ rất lớn đến hoạt động của trung tâm thần kinh. Từ đó giúp giảm đau thần kinh tọa và chữa lành những thương tổn của dây thần kinh này. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 mà người bệnh đau thần kinh tọa nên ăn như thịt gia cầm, đậu nành, quả óc chó, hạt hướng dương, bơ đậu phộng, rau bina, cà chua, chuối…

Vitamin B9: Vitamin B9 thường được gọi là axit folic có tác dụng quan trọng trong việc tạo máu và tái tạo các tế bào. Ngoài ra, vitamin B9 còn tác động tốt đến sự tổng hợp DNA và có vai trò rất lớn trong việc hình thành và sự phát triển của các dây thần kinh, giúp giảm đau dây thần kinh tọa. Những thực phẩm có hàm lượng vitamin B9 cao như đậu Hà Lan, các loại ngũ cốc, rau củ quả như bông cải xanh, củ cải xanh, măng tây, nấm, trái cây như bơ, cam… mà người đau thần kinh tọa nên chú ý bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày.

Vitamin B12: Vitamin B12 có khả năng cải thiện các chức năng của hệ thần kinh rất hiệu quả. Bên cạnh đó, nó còn góp mặt trong các quá trình tái tạo tế bào, tăng cường sức mạnh cho cơ bắp, phối hợp với chức năng cải thiện hệ thần kinh giúp giảm viêm, giảm đau dây thần kinh hông. Vitamin B12 có mặt trong các thực phẩm như thịt bò, thịt cừu, cá hồi, cá ngừ,  hải sản, trứng, gan, pho mat… Do đó, người bệnh đau thần kinh tọa sẽ được hỗ trợ tốt hơn nếu bổ sung những thực phẩm này.

Vitamin C: Được biết đến với khả năng nâng cao sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, vitamin C còn có tác dụng tốt đến hệ thần kinh, giúp chữa lành các tổn thương và cải thiện các hoạt động của dây thần kinh được hiệu quả. Cần bổ sung vitamin C từ các loại trái cây họ cam quýt, dâu tây, dứa, dưa hấu và các rau củ quả như rau bina, bắp cải, cà chua… để hỗ trợ điều trị bệnh đau thần kinh tọa.

Bệnh đau thần kinh toạ không nên ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm có lợi cho sức khỏe và cho việc điều trị bệnh, người bệnh đau thần kinh tọa cũng nên chú ý kiêng ăn các thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể như:

Muối: Các thức ăn chứa nhiều muối không tốt cho xương khớp và các cơ quan khác trong cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh. Do đó, người bệnh nên hạn chế muối trong khi chế biến món ăn và tránh xa đồ ăn nhanh vì nó cũng chứa lượng muối cao không tốt cho việc trị bệnh.

Thức ăn nhiều dầu mỡ: Các thức ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ khiến cho những cơn đau của người bệnh diễn ra thường xuyên hơn và khả năng gây viêm cao hơn. Ngoài ra, nó cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm khác, người bệnh nên tránh xa là tốt nhất.

Rượu bia, thuốc lá, cà phê: Những thực phẩm trên chứa nhiều chất kích kích không tốt cho cơ thể và ảnh hưởng đến sự hoạt động hiệu quả của các cơ quan, trong đó có xương khớp. Nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về khớp như viêm khớp , viêm khớp dạng thấp, bệnh goute,…Đối với những người đau thần kinh tọa thì các chất này sẽ gây ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh, khiến các cơn đau tăng lên.

Trả lời