Đau khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa viêm đau đầu gối

Đau khớp gối (đau đầu gối) là tình trạng do thoái hóa khớp gối gây ra, gặp nhiều ở những người trung và cao tuổi. Nếu không nắm được các nguyên nhân đau khớp gối, triệu chứng điển hình để có cách chữa kịp thời bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Đau khớp gối là gì, có nguy hiểm không ?

Khớp gối là một loại khớp phức tạp, hoạt động nhờ sự phối hợp của gân, cơ, dây chằng, sụn khớp và bao khớp. Bệnh đau khớp gối xảy ra phổ biến vì đây là vị trí tiếp giáp, liên kết 3 xương chính: Xương đùi, xương bánh chè và xương ống chân, giúp đầu gối nâng đỡ được cơ thể.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, có hơn 10% dân số ở độ tuổi trung niên bị hạn chế khả năng lao động do viêm đau khớp gối. Tình trạng này xảy ra khi phần sụn khớp bị bào mòn, thô ráp dẫn đến khớp xương cọ xát với nhau gây đau đầu gối, sưng viêm khớp gối và cản trở vận động chi dưới.

Đau khớp gối  là biểu hiện cảnh báo nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Vì thế, nếu không sớm phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời, đau khớp gối có thể biến chứng khó lường. Nhẹ thì đau đầu gối dai dẳng, hạn chế vận động, nặng sẽ gây biến dạng khớp thậm chí teo cơ, bại liệt suốt đời.

Nguyên nhân đau khớp gối

Theo bác sĩ chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống tại Mỹ Rabie P.Sleiman, 2 nhóm nguyên nhân gây đau khớp gối chính:

●       Nguyên nhân cơ giới

–          Chấn thương: Ngã, tai nạn giao thông tác động trực tiếp đến đầu gối gây căng dây chằng, đau khớp gối do sụn khớp và bánh chè bị trật.

–          Sinh hoạt, làm việc không khoa học: Mang vác vật nặng, tập luyện quá sức,… sẽ gây áp lực cho đầu gối, dẫn đến đau khớp gối âm ỉ.

–          Ăn uống thiếu chất: Thực đơn thiếu canxi, omega-3 khiến khớp gối yếu dần, dễ bào mòn.

–          Thường xuyên dùng chất kích thích: Hút thuốc lá, uống rượu bia làm tăng nguy cơ đau khớp gối.

●       Nguyên nhân bệnh lý

–          Thoái hóa khớp gối: Khớp gối là bộ phận dễ bị thoái hóa nhất do thường xuyên chịu áp lực từ cơ thể và gây đau nhức âm ỉ.

–          Bệnh viêm khớp dạng thấp: Bệnh lý tự miễn gây viêm đau khớp gối thường gặp nhất.

–          Viêm bao hoạt dịch đầu gối: Túi hoạt dịch ở đầu gối bị rách gây viêm khớp gối, nhiễm trùng vết thương kèm theo đau khớp gối kéo dài.

–          Viêm gân bánh chè: Khi gân bánh chè tổn thương sẽ gây viêm tấy gân quanh khớp gối.

–          Viêm xương khớp mãn tính: Bệnh gây ra cơn đau khớp gối dai dẳng, cơ thể suy nhược, hạn chế vận động.

Triệu chứng đau khớp gối điển hình

Bên cạnh cảm giác đau đầu gối âm ỉ thì người bệnh cần chú ý đến các triệu chứng đau khớp gối điển hình sau:

●       Đau cơ học: Cơn đau đầu gối xuất hiện sau khi vận động mạnh, giảm khi nghỉ ngơi.

●       Sưng, nóng khớp: Quá trình viêm khớp gối khiến vùng da tại đây bị sưng, nóng hơn, nếu chạm tay vào thấy đau khớp gối dữ dội.

●       Tê bì chân: Lực chân yếu dần do dây thần kinh bị chèn ép.

●       Có tiếng lạo xạo: Những người đau khớp gối phần sụn khớp thường liên kết lỏng lẻo ảnh hưởng đến vận động của khớp, khi di chuyển có tiếng lục cục tại đầu gối.

●       Khớp cơ cứng: Khó co, duỗi chân thẳng vào buổi sáng.

●       Biến dạng khớp: Tình trạng đau khớp gối kéo dài sẽ khiến đầu gối biến dạng, hóp vào trong.

●       Triệu chứng đi kèm: Phần cẳng, bàn chân bị tái nhợt, sờ vào luôn thấy lạnh. Cơ thể người bệnh mệt mỏi, suy nhược.

Các cách điều trị đau khớp gối thường áp dụng

Chữa đau khớp gối bằng Tây y

●       Thuốc Tây

–          Nhóm thuốc không cần kê toa: Thuốc giảm đau Paracetamol, Tylenol; thuốc kháng viêm NSAID Ibuprofen, Aleve. Khi bị đau khớp gối có thể chủ động dùng thuốc này để giảm đau nhức nhưng không được lạm dụng vì có thể ảnh hưởng gan, dạ dày.

–          Nhóm thuốc bắt buộc kê toa: Thuốc kháng viêm Steroid Corticoid; thuốc ức chế chọn lọc COX-2; Glucosamin sulfat. Những thuốc này giúp đẩy lùi nhanh chóng đau khớp gối, kháng viêm toàn diện.

●       Phương pháp khác

–          Biện pháp hỗ trợ chữa đau khớp gối: Sử dụng laser độ IV, sóng cao tần, siêu âm để thúc đẩy quá trình kháng viêm, giảm đau đầu gối nhanh. Đây đều là biện pháp không xâm lấn nên người bệnh có thể yên tâm áp dụng.

–          Phẫu thuật: Phẫu thuật khớp gối được chỉ định khi tình trạng đau khớp gối nặng, điều trị nội khoa không có tác dụng. Người bệnh thực hiện phẫu thuật nội soi làm sạch, thay khớp để loại bỏ viêm khớp gối và các tổn thương.

●       Vật lý trị liệu

–          Châm cứu: Châm cứu giúp đả thông kinh lạc, giảm đau khớp gối nhanh chóng.

–          Bấm huyệt: Kích thích huyệt đạo sản sinh chất giảm đau hiệu quả.

–          Tắm bùn, suối khoáng: Khi thực hiện cơ thể bệnh nhân đau khớp gối được thư giãn, giải phóng áp lực đầu gối, tránh tình trạng viêm khớp gối hoặc nhiễm trùng.

Trả lời