Triệu chứng thoát vị đĩa đệm, nguyên nhân và hướng khắc phục

Thoát vị đĩa đệm nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể gây tàn phế. Vì vậy, việc tìm đúng nguyên nhân, triệu chứng để có cách chữa bệnh kịp thời là điều quan trọng.

Dưới đây là nguyên nhân, biểu hiện và phương pháp điều trị của bệnh mọi người cần lưu ý.

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí cấu tạo bình thường. Nếu vòng sợi bị rách hoặc mất khả năng chun giãn, nhân keo có thể bị dịch chuyển về phía sau hoặc sang hai bên, gây ra bệnh. Thoát vị đĩa đệm không phải bệnh nan y, nhưng các biến chứng của nó khá nguy hiểm như mất kiểm soát tiểu tiện, cản trở di chuyển, teo cơ hoặc thậm chí là liệt hoàn toàn thực sự khiến nhiều người ám ảnh.

Nguyên nhân của bệnh

Theo tổng hợp của Khoa thần kinh Viện Quân y 103, nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm bắt nguồn do nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố khách quan gồm thoái hóa sinh học (tuổi càng cao, đĩa đệm càng mất nước, dễ bị bào mòn), nghề nghiệp (nha sĩ, công nhân, dân văn phòng, nông dân… phải cúi lâu, bê vác vật nặng nhiều đều dễ bị thoát vị đĩa đệm).Ngoài ra, những thói quen sai tư thế như quá ưỡn, quá khom, vẹo cột sống…, chấn thương (ngã ngồi dập mông xuống đất, tai nạn khi chơi thể thao hoặc tham gia giao thông…) đều có thể là nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm.Di truyền (người có cấu tạo cột sống yếu dễ di truyền sang con cái), chế độ sinh hoạt không hợp lý (hút thuốc, ăn uống thiếu chất hoặc thức khuya, stress…) cũng là những nguyên nhân điển hình.

Nắm rõ những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm là yếu tố quan trọng để bác sĩ đưa ra cách chữa chính xác.

Triệu chứng điển hình của bệnh

Theo PGS. BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Giảng viên ĐH Y Dược TP.HCM), triệu chứng của thoát vị đĩa đệm đa dạng, thể hiện qua nhiều dấu hiệu điển hình như đau tại vị trí thoát vị (đau thắt lưng hoặc cổ âm ỉ, đau tăng khi vận động, hắt hơi, ho và giảm khi nghỉ ngơi), bị hạn chế vận động (đi lại khó khăn, đau khi cúi người, vươn người, bê vác đồ vật…).Trong nhiều trường hợp, người bệnh thoát vị đĩa đệm có cảm giác tê bì chân tay (khô ráp sau đó lan xuống mông, ngón chân), rối loạn cơ thắt (dây thần kinh thắt lưng bị chèn ép gây bí tiểu, đại tiểu tiện không tự chủ).Tuy nhiên, một trong những triệu chứng thoát vị đĩa đệm điển hình nhất là đau thần kinh tọa (cơn đau buốt từ hông xuống đùi, kéo tới các ngón chân theo đường đi của dây thần kinh tọa).

Nắm rõ những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm là yếu tố quan trọng để bác sĩ đưa ra cách chữa chính xác.

Hướng khắc phục thoát vị đĩa đệm

Đối với điều trị bằng Tây y, người bệnh thường được chỉ định sử dụng một số loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm như thuốc giảm đau (paracetamol, meloxicam…), thuốc kháng viêm không steroid (ibuprofen, naproxen…), thuốc giãn cơ (myonal, decontractyl…), nhóm vitamin và omega 3…Trong trường hợp nhân nhầy chèn ép rễ thần kinh nặng, gây teo cơ và đau dữ dội, người bệnh được chỉ định phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm bằng các phương pháp như mổ hở hoặc mổ nội soi. Ngoài ra, tùy vào nguyên nhân và triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định dùng sóng cao tần, tia laser, tia hồng ngoại, chữa bằng tế bào gốc…

Đối với điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông y, người bệnh có thể áp dụng vật lý trị liệu giúp kéo giãn cột sống, phục hồi đĩa đệm hoặc những phương pháp thực hành phổ biến như châm cứu, xoa bóp, massage, bấm huyệt, giác hơi, chườm nóng, tắm bùn…
Bên cạnh đó, phương pháp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm cũng là một phương pháp tốt trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này tác động trực tiếp đến các huyệt vị trên cơ thể, giúp làm giảm các cơn đau lưng do thoát vị đĩa đệm đem lại.
Các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm như chim yến bay, tập bò, tư thế con mèo, châu chấu… cũng là một trong những liệu pháp cần thiết trong quá trình điều trị.

Trả lời