4 sai lầm khi chăm sóc dạ dày khiến bạn thường xuyên bị đau bụng

Có những quan niệm ăn uống có thể đúng trong trường hợp này nhưng lại sai trong trường hợp khác. 4 cách chăm sóc dạ dày sai lầm sau đây là một ví dụ để bạn phòng tránh nếu có bệnh. 

Khi bị đau dạ dày và cảm thấy khó chịu, hầu hết mọi người nghĩ rằng uống một cốc sữa ấm nóng có thể làm giảm bớt triệu chứng và sẽ cảm thấy rất thoải mái, nhưng đây có thực sự là vấn đề làm cho tình hình trở nên nghiêm trọng hơn?

Trên thực tế, có nhiều lý do gây đau dạ dày, chẳng hạn như táo bón, xuất hiện các bệnh đường ruột và rối loạn cảm xúc có thể gây khó chịu cho dạ dày. Nhưng không phải tất cả các trường hợp đều được cải thiện bằng cách uống sữa.

Sau đây là những sai lầm phổ biến nhất trong việc chăm sóc dạ dày rất nhiều người mắc. Hãy xem bạn có đang làm như vậy không thì sửa ngay.

1, Hễ cảm thấy đau dạ dày là lập tức uống một cốc sữa nóng

Trên thực tế, quan niệm mà nhiều người đang áp dụng này là sai. Lý do là có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày và những người bị đau dạ dày thì không nên uống sữa khi bụng đói. Thay vào đó, bạn cần ăn thức ăn đặc.

Mặc dù sữa có thể trung hòa axit dạ dày và giảm đau dạ dày, nhưng nó chỉ có thể duy trì trạng thái đó trong một giờ. Điều này sẽ kích thích tăng axit dạ dày và tăng cảm giác đau. Mục đích của việc ăn thực phẩm rắn là tăng thời gian tiêu hóa và kéo dài thời gian cư trú của sữa trong dạ dày để trung hòa axit dạ dày và chấm dứt cơn đau dạ dày.

2, Tin rằng cháo dễ tiêu hóa thì tốt cho bệnh dạ dày

Ăn cháo có thể làm giảm gánh nặng cho dạ dày, giúp dạ dày làm việc nhẹ nhàng hơn, nhưng một điều cần lưu ý là nhiệt độ của cháo khi ăn không nên quá nóng, nhiệt độ cao sẽ làm hỏng niêm mạc dạ dày, và điều khác là đảm bảo rằng bạn đang ăn cháo nấu thật mềm chứ không phải là cơm chan canh.

Loại cháo tốt hơn cho sức khỏe dạ dày chính là kiểu nấu cháo hoa sền sệt, không quá loãng cũng không quá đặc, hạt gạo nhuyễn cùng với nước, coi cháo là một món ăn nhẹ để ăn giữa các bữa chính. Nếu cháo nấu không đúng cách, gạo và nước rời rạc, hạt gạo cứng thì nguy cơ cho việc đau dạ dày lại càng cao hơn.

3, Ăn gừng có thể làm ấm bụng

Có một câu nói nổi tiếng trong y học Trung Quốc: “Thực phẩm cứ thích là có thể ăn” với hàm ý tất cả các loại thực phẩm nếu bạn không ghét (dị ứng) là có thể ăn để bồi bổ sức khỏe. Khi ăn với niềm yêu thích thì thực phẩm sẽ phát huy được tác dụng của nó khi chúng ta ăn vào bụng.

Món ăn có hương vị đặc trưng thì nhiều người sẽ yêu thích và nhớ nhiều hơn sau khi ăn. Điều bạn cần chú ý là, giả sử như món gừng, dù rất tốt nhưng lại phải nghiên cứu phân tích tính năng của chúng trước khi bạn ăn vào.

Dạ dày của bạn nếu thuộc nhóm hàn lạnh sinh bệnh thì sẽ dễ bị trướng bụng hoặc đau bụng đi ngoài, kể cả khi bạn ăn vài lát gừng hoặc uống cốc nước gừng thì tình trạng bệnh sẽ cải thiện nhanh chóng. Nhưng ngược lại, nếu bạn thuộc nhóm dạ dày nóng nhiệt, ăn gừng vào sẽ dễ bốc hỏa, nổi mụn, phồng mồm hoặc hơi thở hôi.

Trong trường hợp đó, bạn không nên ăn gừng với mục đích “làm cho ấm bụng” được nữa. Gừng có thể gây kích thích dạ dày, làm cho chứng đau bụng nặng hơn.

4, Ăn cơm chỉ ăn lưng lửng bụng, không ăn no

Do xã hội đã phát triển nhanh và mọi người đã trở nên vô cùng bận rộn, công việc nặng nhọc, vất vả. Nếu việc ăn ít đi có thể tốt cho sức khỏe nhưng lại khiến bạn không đủ năng lượng để cơ thể hoạt động đầy đủ thì bạn phải nên xem lại.

Mặc dù khái niệm ăn no 7 phần (tức hơi lưng lửng bụng) mỗi bữa sẽ rất tốt cho sức khỏe nhưng ở nhóm những người lao động vất vả thì đây là cách ăn uống không đảm bảo đủ năng lượng để đối phó với công việc. Miễn là bạn khỏe mạnh, bạn chỉ cần ăn đến mức không còn cảm thấy đói. Bạn không cần phải ăn đến mức no không đứng dậy nổi.

Nhưng khi bạn có vấn đề về dạ dày, nên ăn vừa đủ, để tránh làm nặng đường tiêu hóa.

Trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn nên chú ý tránh 4 hiểu lầm nêu trên. Khi ăn uống, chú ý không nên ăn thực phẩm quá ngọt, quá nhiều dầu mỡ để hạn chế làm kích thích dạ dày, gây kích ứng đường tiêu hóa, gây khó chịu cho cơ thể.

*Theo BS Gia đình

Để lại một bình luận