Cạo gió giải cảm – các thông tin cần nắm

Khi nào nên cạo gió? Khi bị cảm lạnh

Cạo gió là một phương pháp chữa bệnh dân gian rất phổ biến. Khi ốm, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức và nếu được cạo gió tinh thần người bệnh sẽ thoải mái, sảng khoái, dễ chịu. Tuy nhiên, một số người tuyệt đối không nên cạo gió vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe như bại liệt, méo miệng thậm chí tử vong. Tìm hiểu ngay về phương pháp cạo gió giải cảm & các thông tin cần nắm ngay sau đây.

Khi nào nên cạo gió?

Cạo gió là phương pháp dùng các cạnh của vật có hình cung tròn và các cạnh tương đối nhẵn như thìa nhôm, mép đồng xu kim loại, miệng chén, mép bát, đĩa sứ, lược, vòng bạc, sừng trâu cùng với các dụng cụ khác như dầu cao, dầu gió, dầu tràm, dầu bạc hà… tác động lên các vị trí thích hợp khác nhau trên cơ thể nhằm mục đích phòng và chữa bệnh. Phương pháp này đặc biệt được sử dụng phổ biến ở những vùng sâu, vùng xa, đường sá đi lại khó khăn, xa cơ sở y tế.

Khi nào nên cạo gió? Khi bị cảm lạnh
Khi nào nên cạo gió? Khi bị cảm lạnh

Cạo gió có thể được sử dụng khi bạn bị cảm lạnh. Ngoài ra, cạo gió còn được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Khi có các triệu chứng đau tại chỗ như đau lưng, đau vai … hoặc các triệu chứng cơ năng như chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu, sốt…
  • Khi bị cảm lạnh: Hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, nhức đầu, ớn lạnh dọc sống lưng, sốt kim châm, khó chịu… Sợ lạnh, sợ gió, rêu lưỡi trắng mỏng.
  • Khi bị cảm nắng: Sốt, sợ gió, nặng đầu, đau họng, miệng khô khát, vã mồ hôi, ho có đờm… Nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng, khám thấy họng đỏ…

Nguyên tắc đánh cảm – cạo gió

Xem người bệnh bị nhiễm loại cảm gì: lạnh, nóng, nắng, gió,… để tìm phương pháp điều trị tương ứng.

  • Đánh cảm từ trên xuống: đỉnh đầu, mặt, ngực, bụng, cơ quan sinh dục, lưng, mông, tay chân, lòng bàn chân, bàn tay …
  • Không đánh theo hướng ngược lại (từ dưới lên).
  • Chỉ đánh vào hai bên cột sống lưng (không đánh vào cột sống lưng).
  • Không cạo trực tiếp lên vùng da bị tổn thương, viêm nhiễm tại chỗ.
  • Duy trì nhiệt độ vừa đủ để làm nóng lá hay trứng,… trong khi đánh cảm.
  • Tuyệt đối không dùng rượu gừng, dầu nóng để cạo gió khi bị cảm.
  • Không dùng nước mát, dầu trắng (dầu không nóng dùng để làm mát cơ thể) để đánh cảm lạnh vì cơ thể đã bị nhiễm lạnh sẽ càng lạnh hơn.
Nguyên tắc đánh cảm – cạo gió
Nguyên tắc đánh cảm – cạo gió

Những trường hợp nào không nên cạo gió

Không nên cạo gió cho trẻ: Khi trẻ bị cảm chỉ nên xoa dầu cho trẻ. Nếu cạo gió cho trẻ sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tổn thương da, mất máu.

Không cạo gió khi cảm nhiệt: Theo BS. Nguyễn Xuân Hướng (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam), người bị nhiệt miệng dễ bị tai biến như méo miệng, liệt nửa người, xuất huyết não, tai biến mạch máu não. Cơ thể người bị cảm có nhiệt độ rất cao, nếu cạo gió trong trường hợp này sẽ làm tăng huyết áp, dẫn đến nguy cơ xuất huyết não. Dấu hiệu của người bị cảm nhiệt là: nhức đầu, chảy nước mũi trong, ớn lạnh. Người bị cảm mạo phong nhiệt thường đau họng, khô miệng, sốt nóng, vã mồ hôi, sợ gió, ho có đờm, đau lưng, khô miệng, khát nước, tiểu vàng…

Người bị bệnh tim, cao huyết áp không nên cạo gió: Những người mắc bệnh tim mạch hoặc có tiền sử bệnh tim mạch tuyệt đối không nên cạo gió. Lý do là vì những chuyển động mạnh khi cạo gió có thể gây kích ứng và làm bùng phát các cơn đau tim nguy hiểm. Hạn chế sử dụng ghế massage toàn thân. Cạo gió cũng không được áp dụng cho những người cao huyết áp vì có thể gây giãn mạch và làm nặng thêm tình trạng thiếu máu não. Hậu quả là miệng bệnh nhân bị méo, thậm chí tử vong.

Không nên cạo gió khi đang bị cảm nhiệt hoặc là người có huyết áp cao
Không nên cạo gió khi đang bị cảm nhiệt hoặc là người có huyết áp cao

Không nên cạo gió cho bà bầu vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi: Theo các chuyên gia, tuyệt đối không nên cạo gió cho bà bầu, vì những động tác này gây kích ứng quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé.

Không cạo gió cho những người mắc bệnh máu khó đông: Do cạo gió làm vỡ các mao mạch dưới da nên rất nguy hiểm đối với những người mắc bệnh máu khó đông.

Không cạo gió cho những người có vết thương ngoài da hoặc bệnh da liễu: Đối với những người có làn da nhạy cảm, không nên đánh gió, vì chà xát sẽ gây dị ứng. Những người có vết thương ngoài da hoặc mắc các bệnh da liễu cũng lưu ý không nên dùng phương pháp đánh gió vì dễ bị nhiễm trùng, lây lan từ nơi này sang nơi khác.

Như vậy Lá Trà Medical Spa đã gửi đến những thông tin về Cạo gió giải cảm – các thông tin cần nắm. Hy vọng đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Bên cạnh phương pháp cạo gió bạn có thể cân nhắc thêm các liệu trình massage bấm huyệt tại Lá Trà Medical Spa để giảm mệt mỏi, đau nhức do bệnh cảm gây ra.

Liên hệ ngay với 🌿 LÁ TRÀ MEDICAL SPA 🌿

🌐 Website: http://www.latraspa.com

🏡 CN1: 778/A6 Nguyễn Kiệm, P.4, Q. Phú Nhuận (Kế Trường Đại Học Tài Chính Marketing)

☎️ Hotline: 0931 771 781 – 02862 68 52 52

🏡 CN2: 138 Nguyễn Văn Thủ, P. Đa Kao, Q.1

☎️ Hotline: 0903 841 871 – 02862 91 23 34