4 Mẹo chữa đau vai gáy đơn giản hiệu quả

Đau mỏi vai gáy là vấn đề mà nhiều người thường gặp phải. Nguyên nhân căn nguyên của đau mỏi vai gáy xuất phát do tư thế sai khi ngồi làm việc, lái xe, khi luyện tập thể thao hoặc khi nằm ngủ…Cơn đau cấp có thể được cải thiện bằng việc thay đổi chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt cũng như thực hiện các động tác thể dục. Tuy nhiên, với các trường hợp đau mỏi vai gáy mãn tính kèm theo triệu chứng tê cứng cổ, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Phương pháp làm dịu cơn đau vai gáy

1. Nghỉ ngơi để cơ cổ được thư giãn

  • Cơn đau ngày càng tăng nếu bạn tiếp tục duy trì tư thế không đúng hoặc di chuyển cổ sai cách. Vì vậy, bạn nên để cổ được nghỉ ngơi sau vài giờ làm việc, tránh các hoạt động nặng tác động đến cổ.
  • Bạn cũng nên thực hiện các chuyển động cổ nhẹ nhàng, tránh cố định cổ trong đai quấn vì sẽ khiến cơ cổ bị yếu và kém linh hoạt.

2. Dùng đá lạnh để làm dịu cơn đau

Sử dụng đá là phương pháp hiệu quả để làm dịu các cơn đau cơ xương khớp cấp tính. Bạn có thể sử dụng đá, túi gel lạnh đặt vào khu vực bị đau trong vòng 15 phút mỗi giờ, thực hiện từ 3 – 4 giờ đầu sau chấn thương và từ từ giảm dần tần suất. Khi gặp lạnh, các mạch máu co lại, ngăn ngừa tình trạng sưng, đồng thời làm tê các sợi thần kinh nhỏ, giảm cơn đau rõ rệt.

Lưu ý quan trọng:

  • Nên đặt đá lạnh vào 1 khăn tắm mỏng để ngăn ngừa kích thích da và chứng bỏng lạnh.
  • Phương pháp này không thể áp dụng cho các cơn đau vai gáy mãn tính hoặc có sự xuất hiện dấu hiệu cứng cổ. Người bệnh nên đến khám bác sĩ nếu thấy cơn đau mỏi vai gáy kéo dài nhiều tuần không dứt.

3. Dùng túi chườm thảo dược

Bạn có thể đặt các túi chườm thảo dược (bao gồm các hương liệu như hoa oải hương, cây hương thảo) vào vùng cổ bị đau trong vòng 20 phút. Nhiệt nóng sẽ giúp các cơ cổ được thư giãn, giảm sự căng thẳng.

Ngoài ra, bạn có thể ngâm cổ và vai trong nước nóng có pha muối Epsom (1 loại muối vô cơ có chứa magie, lưu huỳnh và oxi). Dòng nước nóng có tác dụng cải thiện tuần hoàn, giảm triệu chứng đau và cứng cổ.

4.Thực hiện các động tác kéo giãn nhẹ

Khởi động: Cuộn vai và xoay đầu theo chuyển động tròn. Sau đó, tiếp tục thực hiện xoay cổ (từ trái sang phải và ngược lại), uốn cong và kéo giãn cổ (nhìn lên – xuống). Thực hiện vài phút cho mỗi động tác.

Khi cơ cổ đã nóng lên, bắt đầu thực hiện kéo giãn: nghiêng đầu và cổ về phía vai. Thực hiện cho cả 2 bên. Tiếp theo: gập cổ về phía trước (hướng cằm xuống ngực), xoay nhẹ về 1 bên. Thực hiện cho bên còn lại.

Thực hiện các động tác kéo giãn cơ cổ khoảng 30 giây cho mỗi bên, kết hợp thở sâu. Thực hiện 3 -5 lần mỗi ngày cho đến khi cơn đau thuyên giảm.

Khi nào bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ:

Cơn đau vai gáy ngày càng trầm trọng, kèm theo triệu chứng:

  • Yếu cơ, mất cảm giác ở cánh tay.
  • Đau đầu, mờ mắt, không giữ được thăng bằng, buồn nôn.

Leave a Reply