Triệu chứng thoát vị đĩa đệm l4 l5 và l5 s1 nguyên nhân cách chữa bệnh hiệu quả từ các chuyên gia hàng đầu

Bệnh thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xương khớp nguy hiểm và phổ biến. Nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp và thậm chí là tàn phế, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Thoát vị đĩa đệm l4 l5 và l5 s1 là thường gặp hơn cả.

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Bệnh thoát vị đĩa đệm là vấn đề xảy ra đối với một hoặc một số đĩa đệm nằm giữa các đốt sống. Một đĩa đệm cột sống giống như một mẩu đệm cao su, với một nhân nhầy mềm được bao bọc bởi một lớp cứng hơn ( bao xơ ) ở bên ngoài. Trượt hay thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy bị thoát ra bên ngoài qua một vết rách ở bên ngoài bao xơ. Các bạn có thể tham khảo hình phía dưới.


So sánh đĩa đệm bình thường và đĩa đệm bị thoát vị

Thoát vị đĩa đệm có được chia làm 2 loại dựa vào vị trí đĩa đệm bị thoái hóa. Đó là:

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Cột sống thắt lưng là vị trí chịu nhiều tác động nhất của cơ thể. Hướng của thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể ra sau, ra trước, lệch sang 2 bên hoặc vào thân đốt gây chèn ép rễ thần kinh vùng cột sống lưng. Vị trí đĩa đệm bị thoát vị phổ biến nhất là L4 L5 và S1. Nguyên nhân đáng lưu ý nhất gây ra tình trạng bệnh lý này là chứng thoái hóa cột sống thắt lưng.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ sẽ gây ra những triệu chứng đau nhức vùng cổ, vai, sau gáy. Nếu để lâu mà không được chữa trị, các cơn đau sẽ lan xuống vùng cánh tay, bàn tay gây tê mỏi tay, và hạn chế các cử động.

Tuy không phổ biến như đối với vùng lưng, nhưng thoát vị đĩa đệm cổ gây ra những triệu chứng khó chịu và nguy hiểm hơn như: Thiếu máu não, liệt nửa người…

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Theo các chuyên gia về cột sống và đĩa đệm của vietnamforestry.org.vn triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm rất đa dạng. Một số dấu hiệu điển hình mà mọi người cần lưu ý như sau:

  • Đau ngang thắt lưng hoặc cổ, cơn đau diễn ra âm ỉ, đau tăng khi vận động, hắt hơi, ho và giảm dần khi nghỉ ngơi.
  • Hạn chế khả năng vận động khiến việc đi lại gặp khó khăn. Đau khi cúi người, vươn người, bê vác đồ vật nặng…
  • Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm gây ra các triệu chứng tê chân tay. Khô ráp lan từ vùng ngang thắt lưng xuống dưới mông, lan sang chân và xuống tận bàn chân.
  • Rối loạn cơ thắt, nguyên nhân là do dây thần kinh thắt lưng bị chèn ép. Gây ra các hiện tượng như bí tiểu, tiểu khó, tiểu rát, đại tiểu tiện không tự chủ.

Đau nhức cổ vai gáy là một trong những triệu chứng điển hình

Tuy nhiên, triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng điển hình nhất mà chúng ta phải nhắc tới đó chính là đau thần kinh tọa. Đặc điểm của những cơn đau dây thần kinh tọa là vị trí đau chạy từ thắt lưng hông xuống đùi, kéo tới các ngón chân theo đường đi của dây thần kinh tọa.

Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, đa phần trong số đó là do quá trình lão hóa của cơ thể. Ngoài ra còn nhiều lý do khác cụ thể là:

  1. Quá trình thoái hóa sinh học: Càng lớn tuổi thì đĩa đệm càng mất nước, dễ bị bào mòn và tổn thương. Tạo điều kiện thuận lợi để đĩa đệm thoát vị ra ngoài.
  2. Hoạt động sai tư thế: Tư thế sai khiến cột sống quá giới hạn như quá ưỡn, quá khom, vẹo cột sống…
  3. Chấn thương: Ngã, ngồi dập mông xuống đất, tai nạn khiến bao xơ nứt rách, nhân nhầy thoát ra.
  4. Chế độ sinh hoạt: Hút thuốc, ăn uống thiếu chất, thừa cân, béo phì sẽ ảnh hưởng đến đĩa đệm cột sống.

Các yếu tổ rủi ro

  1. Đặc điểm ngành nghề: Nha sĩ, nhân viên văn phòng, công nhân, nông dân những người làm việc chân tay nặng nhọc. Chính là những đối tượng dễ bị thoát vị nhất.
  2. Di truyền: Người có cấu tạo cột sống yếu dễ di truyền sang những thế hệ sau.
  3. Cân nặng:Trọng lượng cơ thể quá khổ gây thêm căng thẳng cho các đĩa đệm ở lưng dưới của bạn.

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 S1 là gì?

Cột sống thắt lưng gồm nhiều đốt nhưng dễ tổn thương nhất thường gặp ở vị trí L4 L5 S1. Thoát vị đĩa đệm l4 l5 hay l5 s1 thể trung tâm, lệch trái phải 3mm, 4mm, 5mm, 6mm, 7mm, 8mm rất phổ biến mà nhiều người bệnh mắc phải.

  • Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là hai đốt sống thấp nhất trong cột sống, có chức năng hỗ trợ các cơ quan khác trong cơ thể và giúp cơ thể chuyển động linh hoạt theo nhiều hướng khác nhau.
  • Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là đốt thắt lưng thứ 5 và xương cùng thứ nhất. Đốt L5 S1 được coi là bản lề của cột sống, nơi phải chịu nhiều sức ép của trọng lượng phần trên cơ thể và giúp cột sống có thể chuyển động về nhiều phía.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng l4 l5 s1 xảy ra khi đĩa đệm ở các vị trí này bị tổn thương, rách trượt ra khỏi vị trí ban đầu gây chèn ép rễ thần kinh, hẹp ống sống.

Theo thống kê, hầu hết bệnh nhân thoát vị đĩa đệm ở vị trí L4/L5 và L5/S1 thể trung tâm hoặc lệch trái phải 3mm, 4mm, 5mm, 6mm, 7mm, 8mm. Từ 7mm trở đi khi đó bệnh nặng và điều trị gặp khó khăn hơn.

Phân loại thoát vị đĩa đệm L4 L5 S1

  • Thoát vị đĩa đệm L4/L5 bên phải 3mm gây hẹp lỗ tiếp hợp, chèn ép rễ thần kinh L4 bên phải.
  • Lồi đĩa đệm trung tâm tầng tầng L4 L5 không chèn ép rễ dây thần kinh hai bên hoặc chèn ép khoang dưới nhện.
  • Thoát vị đĩa đệm L5/S1 thể trung tâm lệch bên phải 4mm, gây hẹp lỗ tiếp hợp, chèn éo rễ dây thần kinh S1 phải.
  • Thoát vị thể trung tâm tầng L4/L5, thoát vị thể cạnh trung tâm lệch bên trái tầng l5/S1. Bệnh chèn ép rễ thần kinh S1 trái trong ống sống khiến ống sống hẹp ngang mức đường kính sau 10,5mm.
  • Thoát vị đĩa đệm L4/L5 và L5/S1 chèn ép rễ dây thần kinh L5, S1 cả hai bên khiến ống sống bị hẹp.
  • Thoái hóa, thoát vị đĩa đệm L5/S1 dẫn đến hẹp lỗ tiếp hợp phải, hẹp ống sống và chèn ép vào rễ thần kinh S1 bên phải.

Biến chứng

Tủy sống không kéo dài vào phần dưới của ống sống. Ngay dưới thắt lưng, tủy sống tách ra thành một nhóm rễ thần kinh dài giống như đuôi ngựa. Hội chứng đuôi ngựa là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh. Hiếm khi, thoát vị đĩa đệm có thể chèn ép toàn bộ rễ thần kinh dài. Phẫu thuật khẩn cấp có thể là cách để phòng ngừa tê liệt vĩnh viễn.

Ngoài ra, cần tìm đến sự chăm sóc của bác sĩ ngay khi xuất hiện các biểu hiện sau:

  • Chèn ép rễ thần kinh gây đau: Các cơn đau thường xuất hiện kéo dài từ thắt lưng và lan rộng đến chân do rễ thần kinh bị chèn ép. Khi hoạt động mạnh, ho, hắt hơi, di chuyển, đứng hoặc ngồi lâu làm cho cơn đau càng thêm khó chịu.
  • Rối loạn cảm giác: Thường xuất hiện ở vùng da tương ứng với các rễ thần kinh bị tổn thương. Biểu hiện đặc trưng là cảm giác nóng, lạnh và xúc giác bị rối loạn.
  • Rối loạn vận động: Người bệnh có thể bị hạn chế vận động, thậm chí là bị bại liệt.
  • Rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi: Hiện tượng bí tiểu, tiểu không kiểm soát, hiện tượng nước tiểu chảy rỉ ra. Nguyên nhân là do cơ thắt kiểu ngoại vi bị liệt, dẫn đến không thể giữ nước tiểu.

Chẩn đoán

Trong quá trình kiểm tra sức khỏe, bác sĩ sẽ kiểm tra:

  • Phản xạ
  • Sức mạnh cơ bắp
  • Khả năng vận động
  • Khả năng cảm nhận chạm nhẹ hoặc rung

Trong hầu hết các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm, khám sức khỏe và kiểm tra tiền sử bệnh là tất cả những gì cần thiết để chẩn đoán. Nếu bác sĩ nghi ngờ một bệnh lý khác hoặc cần phải xem dây thần kinh nào bị ảnh hưởng, họ sẽ yêu cầu một hoặc nhiều xét nghiệm sau đây.

Xét nghiệm hình ảnh

  • X-quang. X-quang đơn giản không phát hiện đĩa đệm thoát vị. Nhưng chúng có thể được thực hiện để loại trừ các nguyên nhân khác. Chẳng hạn như nhiễm trùng, khối u, các vấn đề liên quan đến cột sống hoặc gãy xương.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan). Máy quét CT sẽ cho ra hình ảnh cắt ngang của cột sống và các cấu trúc xung quanh nó.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI). Hình ảnh chụp MRI có thể được sử dụng để xác nhận vị trí của đĩa đệm bị thoát vị và để xem dây thần kinh nào bị ảnh hưởng.
  • Myelogram. Một loại thuốc nhuộm chuyên dụng được tiêm vào dịch tủy sống, và sau đó chụp X-quang. Loại xét nghiệm này có thể cho thấy áp lực lên tủy sống hoặc dây thần kinh của bạn.

Xét nghiệm thần kinh

Xét nghiện điện tâm đồ có thể giúp xác định vị trí của tổn thương thần kinh.

Thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không?

Bệnh chỉ được coi là chữa khỏi hoàn toàn khi và chỉ khi cơ thể tự sản sinh ra đĩa đệm mới. Các phương pháp điều trị bằng tây y, ngay cả phẫu thuật và thay đĩa đệm nhân tạo cũng chỉ là cách giải quyết tạm thời. Không thể chữa khỏi triệt để bệnh thoát vị đĩa đệm.

Tuy nhiên, có một tin vui cho nhiều người bệnh là. Một số biện pháp điều trị “bảo tồn” có thể giúp thuyên giảm đến 80 – 90% tình trạng bệnh. Bảo tồn ở đây hiểu đơn giản là không tác động dao kéo vào vị trí bị thoát vị. Mà sử dụng các phương pháp giúp phục hồi đĩa đệm như: các bài thuốc dân gian, vật lý trị liệu…

Việc điều trị thành công hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó có thể kể đến thời gian bị bệnh, mức độ phù hợp của phương pháp điều trị và đặc biệt là thái độ của người bệnh. Bởi việc chữa trị căn bệnh này là cả một hành trình. Cần đến sự kiên trì của người bệnh cũng như người nhà.

Điều trị thoát vị đĩa đệm

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm được áp dụng. Trong số đó, mỗi cách chữa đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì?

Các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc sau đây:

  1. Thuốc giảm đau: paracetamol, meloxicam…
  2. Thuốc kháng viêm không steroid: các loại thuốc như ibuprofen, naproxen…
  3. Thuốc giãn cơ: ví dụ như myonal, decontractyl…
  4. Nhóm các loại vitamin và omega 3…

Trong trường hợp nhân nhầy chèn ép rễ thần kinh gây hiện tượng teo cơ và nhứng cơn đau dữ dội. Người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau như mổ nội soi hay mổ hở tùy vào từng trường hợp. Ngoài ra, tùy vào triệu chứng, nguyên nhân và mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y

Các liệu pháp điều trị theo phương pháp của đông y gồm có:

  1. Vật lý trị liệu là quá trình giúp kéo giãn cột sống và phục hồi chức năng của đĩa đệm.
  2. Các liệu pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, chườm nóng, chườm lạnh…
  3. Các bài thuốc dân gian từ thảo dược tự nhiên: Ngải cứu, lá lốt, xương rồng, thiên niên kiện, cỏ xước…

Thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm

Một trong những cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm nổi tiếng và hiệu quả bằng thuốc nam đó chính là bài thuốc từ lá ngải cứu. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc.

Ngải cứu có tác dụng gì?

Các nghiên cứu ngày nay cũng chỉ ra rằng các hợp chất có trong ngải cứu như flavonoid, adenin, axit amin choline có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ trị bệnh, sát khuẩn, kháng viêm, điều hòa kinh nguyệt, khí huyết, cầm máu. Tùy vào mục đích sử dụng ngải cứu mà chúng ta sẽ đưa ra câu trả lời phù hợp cho câu hỏi ngải cứu có tác dụng gì?

Chườm ngải cứu chữa bệnh

Y học cổ truyền chỉ ra rằng, lá cây ngải cứu chứa nhiều chất kháng khuẩn và tinh dầu giúp giảm đau rất hiệu quả. Bên cạnh đó ngải cứu chứa các hoạt chất cineol, dehydro matricaria este, thuyen, tricosanol, tetradecatrilin,… giúp giảm cơn đau thần kinh hiệu quả.

Theo y học hiện đại thì hoạt chất tanin có trong ngải cứu mang tới tác dụng giảm đau, giãn cơ, tăng cường độ đàn hồi của dây chằng từ đó giúp xương khớp vận động linh hoạt hơn. Có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh như: Gai cột sống, đau nhức xương khớp, đau vai gáy, đau lưng dưới, đau khớp gối,… và đặc biệt là thoát vị đĩa đệm. Do vậy khi bị đau nhức xương khớp, người bệnh có thể sử dụng bài thuốc từ ngải cứu để trị đau nhức mang tới hiệu quả bền vững và an toàn. Bạn có thể tham khảo bài thuốc đắp từ ngải cứu và muối hạt như sau:

  • Chuẩn bị: Một bó ngải cứu và một nắm muối hột
  • Thực hiện: Ngải cứu rửa sạch, cho ngải cứu vào rang nóng với muối hạt. Sau đó bọc hỗn hợp vừa rang vào 1 chiếc khăn mỏng rồi chườm và đắp lên lưng trước khi bạn đi ngủ.

Đây là bài thuốc chữa đau nhức xương khớp bằng ngải cứu được chuyên gia đánh giá là dễ áp dụng, mang tới hiệu quả cao. Sử dụng thường xuyên để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý khi sử dụng cây ngải cứu

Khi sử dụng ngải cứu chúng ta không nên chỉ quan tâm tới vấn đề ngải cứu có tác dụng gì, mà cũng cần quan tâm tới cách sử dụng ngải cứu sao cho hiệu quả và an toàn nhất. Tuy ngải cứu có công dụng rất tốt tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn khả năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe, do vậy bạn cần ghi nhớ lưu ý sau khi sử dụng ngải cứu:

  • Không nên lạm dụng ngải cứu trong việc giảm đau, chỉ nên dùng ngải cứu 2 lần/tuần. Khi cơ thể không còn dấu hiệu của bệnh thì nên thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ về việc có nên tiếp tục điều trị hay không, tránh việc chức năng giảm đau của ngải cứu bị phản tác dụng, gây hưng phấn quá mức dẫn tới tổn thương hệ thần kinh.
  • Với phụ nữ mang thai: Không ăn hoặc uống nước ngải cứu trong thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.
  • Tinh dầu có trong ngải cứu rất tốt cho sức khỏe tuy nhiên cũng có thể gây độc cho gan, thận và ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất khác.
  • Người bị rối loạn đường ruột nên tránh sử dụng ngải cứu bởi ngải cứu sẽ gây khó khăn cho việc kiểm soát quá trình trị bệnh liên quan tới đường ruột.

Như vậy, tất cả các phương pháp kể trên đều có được hiệu quả giúp chữa trị thoát vị đĩa đệm nhưng không triệt để. Điều người bệnh cần tìm kiếm là một phác đồ toàn diện kết hợp được các yếu tố đặc hiệu nhất trong điều trị và phòng ngừa tái phát.

Leave a Reply