Tác dụng của bấm huyệt lưu thông khí huyết với cơ thể

Lưu thông khí huyết là gì?

Từ xa xưa, vai trò của khí và huyết trong y học cổ truyền đã được coi trọng. Một số ý kiến còn cho rằng sự rối loạn của yếu tố này dường như là nguyên nhân của hầu hết các loại bệnh tật. Vì vậy, nhiều phương pháp hỗ trợ khí huyết lưu thông ra đời. Trong đó, bấm huyệt lưu thông khí huyết ngày càng được nhiều người biết đến và tin dùng. Bài viết sau đây Lá Trà sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của bấm huyệt lưu thông khí huyết với cơ thể.

Khái niệm lưu thông khí huyết là gì?

Theo đông y, “khí” là khái niệm để chỉ năng lượng vật chất trong cơ thể. Chúng vận động liên tục, có vai trò điều hòa quá trình trao đổi chất để duy trì sự sống… Còn “huyết” tức là máu, sinh ra từ thức ăn, đồ uống được chuyển hóa và nuôi dưỡng cơ thể. Quan hệ giữa khí và huyết rất chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau. Khi khí huyết lưu thông tự do thì cơ thể con người mới khỏe mạnh.

Lưu thông khí huyết là gì?
Lưu thông khí huyết là gì?

Một số triệu chứng phổ biến khí huyết kém lưu thông như:

  • Khí huyết hư nhược: Người mệt mỏi, thiếu sức sống, đoản hơi, giọng nói trầm, da và móng tay nhợt nhạt, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt… Thường do ăn uống thiếu chất, bệnh lâu ngày không khỏi, già yếu….
  • Khí huyết ngưng trệ: Sự lưu thông bị ngưng trệ, đình trệ. Tổn thương ở bất kỳ vị trí nào thì sẽ có hiện tượng đau nhức, tê bì, sưng tấy, viêm nhiễm… Nguyên nhân thường do chấn thương, tư thế không đúng, ngoại vật xâm nhập,…

Tác dụng của bấm huyệt lưu thông khí huyết đối với cơ thể

Bấm huyệt là gì?

“Huyệt” được đông y miêu tả là vị trí hội tụ của các kinh mạch, khí huyết lưu thông trong cơ thể. Nơi này có mối liên hệ với tạng phủ, có thể dựa vào đó để chẩn đoán và điều trị bệnh.

“Bấm” là thao tác dùng tay (ngón tay, bàn tay, khuỷu tay,…) để tạo lực ấn lên một vị trí cụ thể. Ngoài ra, bác sĩ còn có thể day ấn, xoa bóp, day ấn huyệt… tùy theo vùng da và mục đích điều trị. Như vậy, kỹ thuật “bấm huyệt” tác động lên toàn bộ cơ thể hoặc từng bộ phận giúp kích thích các huyệt đạo, từ đó tăng cường lưu thông mạch máu, dây thần kinh.

Bấm huyệt là gì?
Bấm huyệt là gì?

Lợi ích của bấm huyệt lưu thông khí huyết

  • Tăng cường lưu thông máu đến các cơ quan, nội tạng, giảm đau đầu, chóng mặt… do máu lưu thông kém.
  • Tăng tuần hoàn tại chỗ, tạo điều kiện phục hồi nhanh các cơ quan bị tổn thương như liệt tứ chi do tai biến mạch máu não, tổn thương thần kinh…
  • Thư giãn cơ bắp, giảm đau nhức, tê mỏi, mỏi cơ xương khớp, căng thẳng, mệt mỏi, phù thũng… 
  • Phòng ngừa nguy cơ và cải thiện các rối loạn về cơ quan, phủ tạng như tim, não, thận, tiêu hóa, tiết niệu, hô hấp… Bởi bấm huyệt sẽ kích thích khí huyết vận hành khắp cơ thể, tránh hiện tượng ứ đọng hay đông máu…
  • Thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng và oxy, tăng tốc độ hấp thu chất dinh dưỡng cũng như đào thải độc tố, chất thải…
  • Làm săn chắc cơ mặt, tạo độ đàn hồi, thúc đẩy quá trình tạo collagen, làm chậm lão hóa, căng mịn, hồng hào…

Cách bấm huyệt lưu thông khí huyết

Hầu hết các bệnh lý đều có thể chọn bấm huyệt làm phương pháp điều trị. Vì vậy, với hiện tượng khí huyết lưu thông kém có thể sử dụng bấm huyệt để điều trị. Thông thường liệu trình bấm huyệt kéo dài khoảng 10-20 ngày, nếu chưa đạt kết quả như mong muốn có thể lặp lại liệu trình 2-3 đợt tùy theo bệnh. Đặc biệt, phải trực tiếp dựa vào tình hình cụ thể mà linh hoạt lựa chọn công thức bấm huyệt thích hợp.

Cách bấm huyệt lưu thông khí huyết
Cách bấm huyệt lưu thông khí huyết

Đối với khí trệ ở tạng Phổi:

  • Gây ho: Chọn huyệt Phế du, Liệt khuyết, Thái uyên, Xích trạch…
  • Hen: Chọn huyệt Phế du, Chiên trung, Thiên đột, Phong long…

Đối với khí trệ ở tạng phủ:

  • Nôn mửa: Chọn huyệt Trung quản, Nội quan, Túc tam lý, Công tôn
  • Nấc: Chọn huyệt cách du, Nội quan, Túc tam lý…
  • Đầy bụng: Chọn huyệt Tỳ du, Túc tam lý, Thái bạch.

Ngoài ra muốn bổ khí dưỡng huyết có thể chọn các huyệt: Quan nguyên, Đản trung, Khí hải, Trung quản, Tứ tam lý, Tam âm giao, Mạch du, Can du, Tỳ du, Phế du, Thận Du, Cao Hoang, Huyết Hải…

Bấm huyệt nội quan

Huyệt nội quan nằm ở khe mạch trên bàn tay, khi gập cổ tay và cẳng tay sẽ thấy rõ khe cơ, di chuyển xuống dưới một chút là vị trí của nội tạng. Bấm huyệt nội quan sẽ giúp chữa các bệnh như yếu sinh lý, đau dạ dày, tim mạch, động kinh. Tùy theo điều trị bệnh ở phần trên hay phần dưới mà định hướng lực ấn theo hướng lên hoặc xuống.

Bấm huyệt nội quan
Bấm huyệt nội quan

Huyệt Thái khê

Tác dụng của huyệt Thái Khê là điều trị các chứng bệnh liên quan đến thận, viêm họng mãn tính, đau thắt lưng hay đau mắt cá chân. Đối với huyệt Thái Khê, bạn có thể ấn nhẹ tại vị trí này mỗi ngày 4-5 lần, mỗi lần 3-5 phút.

Huyệt Túc Tam Lý 

Bạn có thể tìm huyệt Tam Lý bằng cách đặt lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xương ống chân. Từ đó, hơi chếch ra ngoài khoảng 1 ngón tay trỏ sẽ thấy. Huyệt này có nhiều tác dụng và là điểm phổ biến nhất trong tất cả các điểm bấm huyệt. Bạn có thể bấm đều đặn hàng ngày, mỗi lần bấm sẽ có cảm giác giống như có một luồng điện chạy xuống mu bàn chân.

Huyệt hợp cốc

Tác động vào huyệt hợp cốc có thể khắc phục các bệnh liên quan đến đầu, mặt như đau đầu, viêm xoang. Ấn đơn giản nhẹ nhàng như các cách bấm huyệt thông thường khác.

Huyệt hợp cốc
Huyệt hợp cốc

Một số lưu ý khi bấm huyệt lưu thông khí huyết

Thầy thuốc cần đưa ra những nhận định, chẩn đoán về tình trạng riêng cho mỗi bệnh nhân. Vì không phải ai cũng có thể thực hiện được phương pháp điều trị này. Cụ thể:

  • Những trường hợp cấp cứu phải cấp cứu ngay như chấn thương nặng, chảy máu nhiều, bất tỉnh, bệnh lý ngoại khoa, khó thở nặng…
  • Trên vùng da bấm huyệt có các tổn thương như nhọt, lở, nổi hạch,…
  • Người có tinh thần không tỉnh táo, say rượu, quá no hoặc quá đói,…

Trong quá trình thực hiện cần theo dõi và quan sát phản ứng của người bệnh. Thông thường, nếu ấn đúng huyệt, người bệnh sẽ có cảm giác tê nặng, căng tức… nhưng dễ chịu, thoải mái. Chú ý, nên dừng ngay nếu có biểu hiện khó chịu, đau nhức.

Cần định vị chính xác các huyệt cũng như hiểu rõ công dụng của chúng. Ngoài ra, lực của tay nên vừa phải, không nên quá mạnh dễ làm bầm, đau… Cũng không nên nhẹ quá, vì sẽ không có tác dụng. Tùy theo tình trạng bệnh, lợi ích của việc bấm huyệt lưu thông khí huyết thường không đến ngay mà cần có thời gian kiên trì, nhẫn nại để áp dụng.

Một số lưu ý khi bấm huyệt lưu thông khí huyết
Một số lưu ý khi bấm huyệt lưu thông khí huyết

Việc bấm huyệt, lưu thông khí huyết dù với mục đích chữa bệnh hay nâng cao sức khỏe cũng cần được thực hiện dưới sự hiểu biết nhất định về y học. Để đạt được kết quả khả quan đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức và trình độ để xác định huyệt và sử dụng lực tay chính xác. 

Vì vậy, để hạn chế được thấp nhất các rủi ro cũng như đạt được hiệu quả tối ưu bạn có thể cân nhắc chọn lựa Lá Trà Medical Spa. Tại đây, bạn sẽ được tư vấn và thực hiện các liệu trình điều trị bởi bàn tay của các y bác sĩ y học cổ truyền chuyên môn cao, có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Để nhận tư vấn và đặt lịch hãy liên hệ ngay với Lá Trà qua hotline 0931 771 781 – 02862 68 52 52.

🌿 LÁ TRÀ MEDICAL SPA 🌿

🌐 Website: http://www.latraspa.com

🏡 CN1: 778/A6 Nguyễn Kiệm, P.4, Q. Phú Nhuận (Kế Trường Đại Học Tài Chính Marketing)

☎️ Hotline: 0931 771 781 – 02862 68 52 52

🏡 CN2: 138 Nguyễn Văn Thủ, P. Đa Kao, Q.1

☎️ Hotline: 0903 841 871 – 02862 91 23 34