Vận dụng bấm huyệt trong điều trị thoát vị đĩa đệm

Khoảng 65% các trường hợp mắc bệnh về cột sống là do thoát vị đĩa đệm gây ra. Có nhiều phương pháp để điều trị hiệu quả thoát vị đĩa đệm. Vận dụng liệu pháp xoa bóp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm là một phương pháp ngoại khoa không xâm lấn. Phương pháp này đang cho thấy những tác dụng tích cực của nó.

7 thao tác xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Theo quan điểm của Y học cổ truyền, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống nằm trong nhóm yêu cước hống. Bệnh do tình trạng can thận suy kém, phong hàn thấp thừa hư xâm phạm kinh bàng quang, kinh khí bế tắc gây ra. Theo đó, Đông Y cho rằng chính sự lưu thông kinh khí không bình thường trong cơ thể do vận động sai, chấn thương là nguyên nhân gây thoát vị.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt là một kỹ thuật không xâm lấn được sử dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này chủ yếu hướng đến làm mềm các cơ vùng lưng, mông và tác động lên vùng thoát vị đĩa đệm để làm giảm cơn đau và hỗ trợ phục hồi.

Các thao tác làm mềm và giãn cơ lưng, mông

Những thao tác để làm mềm và giãn cơ bao gồm day, lăn, bóp. Các thao tác này nhằm mục đích làm cho vùng cơ lưng và mông không bị căng. Bệnh nhân giảm được cảm giác đau đớn.

Thao tác day ấn

Kỹ thuật viên/thầy thuốc dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út và mô ngón cái dùng lực ấn xuống da bệnh nhân. Đồng thời di chuyển gốc bàn tay theo đường tròn. Khi thực hiện kỹ thuật day ấn, tay của thầy thuốc và da của bệnh nhân dính với nhau. Khi di chuyển tay, da của người bệnh cũng di chuyển một phần theo tay thầy thuốc. Vị trí thực hiện kỹ thuật day ấn tại hai bên cột sống từ đốt sống D7 đến vùng mông của bệnh nhân. Thực hiện 3 lần.

Thao tác lăn

Thầy thuốc/ kỹ thuật viên dùng mu bàn tay và các khớp giữa bàn tay vận động nhẹ nhàng khớp cổ tay. Tác động lên da bệnh nhân một sức ép vừa phải. Lăn từ hai bên cột sống lưng D7 đến mông. Lặp lại 3 lần.

Thao tác bóp

Kỹ thuật viên/ thầy thuốc dùng hai bàn tay hoặc ngón cái và ngón trỏ vừa bóp vừa kéo thịt lên. Di chuyển từ hai bên cột sống D7 đến mông. Giữ lực vừa phải. Lặp lại 3 lần.

Thao tác xoa bóp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm

Các động tác tác động lên cột sống thắt lưng bị thoát vị

Có 3 thao tác tác động lên cột sống thắt lưng có thoát vị đĩa đệm. Bao gồm ấn, day, xoay.

Kỹ thuật ấn

Thầy thuốc/kỹ thuật viên dùng mô ngón tay cái ấn vào các huyệt thận du, đại trường du, giáp tích (từ L1 – S1). Ấn từ 3 -5 phút để làm mềm và giải tỏa tình trạng co cơ.

Kỹ thuật bấm huyệt

Trong đông y cổ truyền thường áp dụng cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm, tại các huyệt giáp tích, thận du, đại trường du, cách du, a thị huyệt, thầy thuốc/kỹ thuật viên dùng đầu ngón cái bấm các huyệt. Giữ cho đốt 1 và 2 vuông góc với nhau khi bấm. Thao tác chậm và từ từ. Lực tăng dần đến khi bệnh nhân thấy tức nặng thì hãm lại khoảng 1 phút.

Lưu ý: Không được day khi đang bấm vì có thể làm dập tổ chức tại khu vực bấm. Gây đau và bầm tím.

Kỹ thuật nắn chỉnh đĩa đệm

Thầy thuốc/kỹ thuật viên xác định vị trí đĩa đệm thoát vị (dựa trên phim CT, scan hoặc MRI). Dùng ngón cái ấn nắn tại vị trí thoát vị theo nguyên tắc nghịch hướng và đối lực với vùng thoát vị. Chú ý lực ấn cần điều chỉnh nhẹ nhàng và phù hợp ngưỡng đau của bệnh nhân. Tác động lực trong khoảng thời gian từ 3 – 5 phút.

Lưu ý: Thủ thuật nắn chỉnh cần làm từ nông vào sâu, từ nơi không đau đến nơi đau, từ nhẹ đến mạnh.

Động tác day bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm

Mức độ và thời gian xoa bóp

Mức độ và thời gian xoa bóp áp dụng cho bệnh nhân tùy theo tình trạng riêng của từng bệnh nhân. Bên cạnh đó thầy thuốc/kỹ thuật viên cũng cần chú ý điều chỉnh lực xoa bóp cho phù hợp. Thực hiện 1 liệu trình khoảng 30 ngày. Mỗi ngày thực hiện 1 lần.

Một số lưu ý về vị trí huyệt

Vị trí huyệt thận du: từ bờ dưới mỏm gai đốt sống lưng L2. Cách về phía ngoài khoảng 1,5 tấc.

Huyệt cách du: Từ bờ dưới mõm gai đốt sống thắt lưng L6. Cách về phía ngoài khoảng 1,5 tấc.

Huyệt đại trường du: từ bờ dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng L4. Cách về phía ngoài khoảng 1,5 tấc.

Liệu pháp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm là kỹ thuật điều trị không xâm lấn giúp giảm đau, phục hồi chức năng ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nhẹ. Qua bài viết, hi vọng bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích để tham khảo. Chúc bạn tìm được phương pháp điều trị thích hợp và sớm khỏi bệnh.

Leave a Reply