Những lầm tưởng về thói quen ăn uống khoa học mọi người hay mắc phải

Với mong muốn duy trì một cơ thể khỏe mạnh, mỗi người đều áp dụng những thói quen, chế độ ăn uống khoa học cho riêng mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào thói quen ấy cũng thực sự đúng.

Chúng ta thường được khuyên nên uống 8 cốc nước (tương đương 2 lít nước) mỗi ngày để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, cơ thể mỗi người lại có nhu cầu về nước khác nhau. Lượng nước uống cũng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết và các hoạt động thể chất

Uống nước ép trái cây thoải mái là không đúng vì nước ép trái cây chứa nhiều đường. Các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên uống nhiều nhất 3 cốc nước ép trái cây mỗi ngày, đủ để làm mát cơ thể và phát huy tác dụng của trái cây

Ăn một quả táo mỗi ngày để không phải gặp bác sĩ. Từ “apple” (táo) trong câu trên là nhằm chỉ tất cả các loại trái cây. Do vậy, hãy ăn tất cả các loại trái cây theo mùa và luôn rèn luyện để cơ thể khỏe mạnh

Ai cũng biết, ăn quá nhiều trái cây có đường có thể làm cho bạn tăng cân. Tuy nhiên, chuối là loại hoa quả giàu calo, giàu chất xơ và chất đường, vì vậy, giúp bạn thỏa mãn cơn đói và bổ sung năng lượng

Thay vì gây tăng cân như nhiều người lầm tưởng, chuối lại có tác dụng giúp bạn giảm cân. Khi ăn chuối, quá trình trao đổi chất trong cơ thể xảy ra nhanh hơn, tạo một lớp màng bảo vệ trong ruột, giúp tiêu diệt các độc tố trong cơ thể, kích thích tiêu hóa tốt

Bánh mì màu nâu không có quá nhiều chất xơ không cần thiết. Màu nâu “lành mạnh” có thể là từ caramel ở trong bột bánh. Vì thế năng lượng có trong bánh mì nâu cũng tương đương với bánh mì trắng, chứ không nhiều hơn như mọi người nghĩ

Carbs là nguồn nhiên liệu quan trọng cho cơ thể để đốt cháy chất béo hiệu quả. Do đó, loại bỏ tinh bột để giảm béo là không đúng. Thay vì từ bỏ carbs, bạn nên tiêu thụ carbs tốt như ngũ cốc nguyên hạt, rau, đậu, gạo nâu, yến mạch…

Sushi không hẳn là bữa ăn lành mạnh như nhiều người nghĩ. Món ăn gồm cá sống, cơm gạo trắng, giàu carbs tinh chế, vì vậy, cần nhiều thời gian để tiêu hóa, dẫn đến tăng lượng đường trong máu, khiến bạn thèm ăn nhiều hơn. Ngoài ra, sushi thường ăn kèm với nước sốt chứa nhiều đường, calo và muối, không tốt cho sức khỏe

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ăn một lượng thích hợp chocolate đen mỗi ngày rất có lợi cho sức khỏe con người như giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, kiểm soát sự thèm ăn… Vì vậy suy nghĩ chocolate hoàn toàn không tốt cho cơ thể là sai

Sự khác biệt giữa đường nâu và đường trắng là đường nâu chứa mật đường. Hàm lượng dinh dưỡng giữa 2 loại này về cơ bản không khác biệt nhau, nên đường nâu không hề tốt hơn đường trắng. Bạn nên hạn chế ăn đường nâu để tránh tăng cân

Một số người quan niệm càng ăn ít đi, bạn sẽ tiêu thụ ít calo, nhờ đó, tăng tốc độ giảm cân. Tuy nhiên, khi ăn ít, cơ thể trong thời gian dài sẽ thiếu dinh dưỡng và lâu dần sẽ phá vỡ quy tắc ăn uống, tiêu thụ bất cứ thứ gì để bù đắp năng lượng. Kết quả là bạn càng ăn nhiều hơn

Từ bỏ mọi chất béo là sai lầm. Không phải chất béo nào cũng gây hại. Chất béo là một phần thiết yếu của chế độ ăn, chứa vitamin và các chất dinh dưỡng để duy trì sức khỏe. Cách tốt nhất để phát huy tác dụng của chất béo là ăn chừng mực

Dầu oliu không hề ít calo như bạn tưởng. Dầu oliu chứa chất béo và chất dinh dưỡng có lợi, nhưng cũng như nhiều loại dầu khác, dầu oliu giàu calo, dễ gây tăng cân

Bạn không nên ăn trái cây trong hoặc ngay sau bữa ăn, bởi nó có thể khiến dạ dày bị kích thích, gây khó tiêu, đầy hơi. Do vậy, bạn chỉ nên ăn trái cây như món ăn vặt trong bữa nhẹ buổi sáng hoặc buổi chiều

Một bữa sáng tốt nhất chính là bữa sáng giàu protein, chất xơ, kết hợp đồng đều với chất béo và carbs lành mạnh để cung cấp năng lượng cho một ngày dài. Với suy nghĩ ăn gì cũng được, bạn có thể mệt mỏi và không đủ năng lượng làm việc do chọn sai thực phẩm

Mọi người thường quan niệm không nên ăn sau 18 giờ để hạn chế tăng cân. Thực ra ăn gì và ăn bao nhiêu mới quan trọng hơn so với thời điểm ăn. Tốt nhất là ngừng ăn khoảng 3 giờ trước khi đi ngủ với bữa ăn vừa phải

Nhiều người nghĩ để đốt cháy lượng calo tiêu thụ chỉ có cách tập thể dục. Tuy nhiên, cơ thể hoạt động và đốt cháy calo liên tục cả ngày bằng cách bạn di chuyển, đi, đứng, kể cả khi ngủ. Quá trình trao đổi chất của cơ thể có thể đốt cháy 1.200 – 1.500 calo mỗi ngày mà không cần tập thể dục

Nhiều người cho rằng không ăn thịt sẽ thiếu máu. Thực tế, một số loại thịt chứa hàm lượng sắt phong phú, nhưng sắt không phải là chất duy nhất tốt cho máu của bạn và thịt không phải là nhóm thực phẩm duy nhất chứa sắt

Nếu không thích ăn thịt, bạn có thể bổ sung các dưỡng chất bổ máu cho cơ thể từ thực phẩm thực vật (rau, củ, quả, hạt…). Ví dụ như rong biển, chỉ cần một muỗng rong biển có thể bổ sung 100% nhu cầu sắt hàng ngày của bạn, 80% nhu cầu vitamin B12 mà cả sắt và vitamin B12 đều tốt cho máu

Bạn cũng có thể bổ sung hạt gai dầu, hạt chia… vì chúng cũng rất giàu chất sắt. 1 thìa cà phê nhỏ có thể cung cấp 45% nhu cầu sắt hàng ngày của bạn, 1 muỗng hạt quinoa cung cấp 15% và cacao nguyên chất cung cấp 20% nhu cầu sắt hàng ngày của bạn

Một số người lầm tưởng rằng chế độ ăn chay có thể gây bệnh. Tuy nhiên, bản thân chế độ ăn chay không phải là tác nhân gây bệnh hoặc đe dọa sức khỏe, nếu bạn ăn chay đúng. Hãy đảm bảo bạn bổ sung đủ các chất dinh dưỡng từ rau lá xanh, các loại rau, trái cây, các loại hạt, hạt và một lượng vừa phải các loại ngũ cốc…

Nếu bạn là tín đồ của thịt cũng như các thực phẩm giàu chất béo, đạm, cholesterol thì rất dễ có nguy cơ mắc tiểu đường, cao huyết áp, loãng xương, sỏi thận

Một số nghiên cứu của các chuyên gia Anh và Đức chỉ ra rằng, người ăn chay có thể giảm 40% nguy cơ mắc ung thư so với người không ăn chay. Đặc biệt với phụ nữ, ăn chay có tác dụng phòng tránh ung thư vú, ung thư buồng trứng

Nguồn: Tổng hợp

Leave a Reply