CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CẦN THIẾT CHO BÀ BẦU

PNO – Khi mang thai, cơ thể bà mẹ có những thay đổi lớn về nội tiết tố, sinh lý và thể chất. Những thông tin sau đây có thể hữu ích cho các bà mẹ đang mang thai.

Thèm ăn những thứ không giống ai

Một số phụ nữ khi mang thai hay thèm ăn những thứ có thể “không phải thức ăn” như đá, đất sét, thuốc lá, tro hay các loại bột… Tình trạng này được gọi là Hội chứng Pica.

Hội chứng này không gây hại nhưng việc ăn những thứ này có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng. Hội chứng Pica có thể là một dấu hiệu cho thấy người mắc đang thiếu hụt vitamin và khoáng chất đặc hiệu nào đó.

Khi gặp tình huống này, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để có giải pháp thích hợp. Một vài món lạ bạn ăn vào có thể ảnh hưởng xấu đến em bé.

Có cần hạn chế ăn muối?

Không phải ai mang thai cũng cần hạn chế lượng muối ăn vào. Nhìn chung, nếu giảm lượng muối (sodium) trong chế độ ăn, bạn sẽ điều hòa được lượng muối hấp thu một cách hiệu quả.

Nên lưu ý những món ăn nhiều muối, nhất là các loại thức ăn nhanh, cá hay thịt khô, nước mắm hay đồ ăn ướp đá. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết mình có cần hạn chế ăn muối không.

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng quan trọng không kém việc theo dõi thai kỳ; đặc biệt với những bà mẹ vốn đã có sẵn bệnh lý thì việc dinh dưỡng càng quan trọng. Bạn cần được bác sĩ sản khoa tư vấn đầy đủ trong trường hợp này.

Tăng cân bao nhiêu?

Chế độ ăn cho bà bầu không tăng cân là điều nhiều phụ nữ mang thai trông chờ. Nhiều phụ nữ sợ tăng cân quá nhiều trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến việc lấy lại vóc dáng sau khi sinh; nhưng một số khác lại sợ mình tăng cân không đủ. Trước hết, bạn cần hiểu, số cân nặng tăng lên phải nhiều hơn cân nặng em bé, chứ không như nhiều người lầm tưởng là cân nặng tăng lên trong thai kỳ chính là cân nặng của em bé sau sinh.

Để giúp em bé khỏe mạnh, cần có lượng lớn chất dịch như nước, máu và dịch ối. Trong suốt thai kỳ, chỉ riêng khối lượng nước bạn đã cần tăng khoảng 7-9kg. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định số cân hợp lý mình cần tăng. Bảng dưới đây là khuyến cáo chung để bạn tham khảo:

Chỉ số khối (BMI)*

Tình trạng

Cân nặng cần tăng

<18,5< td>

 

 

18,5-22,9

 

 

23-24,9

 

 

>25

 

 

* Chỉ số khối (BMI) = cân nặng (kg)/chiều cao (m)2. Theo chuẩn BMI châu Á

Những chất dinh dưỡng cần bổ sung?

Trong thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ sẽ tăng lên. Dù quan niệm người mẹ phải “ăn cho cả hai người” là không chính xác, nhưng thực tế thì bạn vẫn cần nhiều dinh dưỡng hơn bình thường khi mang thai.

Tất cả các chất đa lượng (năng lượng, protein, dịch) và vi lượng (canxi, folate và sắt) đều phải được bổ sung nhiều hơn bình thường.

Thành phần 

dinh dưỡng

Lượng cần bổ sung cho 

phụ nữ mang thai mỗi ngày

Năng lượng (calories)

300 (trong tam cá nguyệt II và III)*

Đạm

60 mg

Canxi

1.200 mg

Folate (axít folic)

15 mg

Sắt

30 mg

* Tam cá nguyệt II, III: 3 tháng giữa, cuối thai kỳ

Về cơ bản, hầu hết bà mẹ cần bổ sung đủ chất dựa trên một chế độ ăn đa dạng, gồm 8-10 cốc nước mỗi ngày, các loại vitamin bổ sung theo đơn bác sĩ. Cách đơn giản để chắc chắn rằng bạn có đủ dinh dưỡng cần thiết là thực hiện chế độ ăn đa dạng, phối hợp giữa các nhóm thực phẩm thích hợp mỗi ngày. Mỗi nhóm thực phẩm sẽ cung cấp một thành phần dinh dưỡng tương ứng.

Các loại tinh bột như gạo, ngũ cốc hay mì ống là nguồn cung cấp năng lượng chính. Rau xanh và trái cây chứa nhiều vitamin (cả loại tan trong nước và tan trong mỡ) và các chất chống ôxy hóa và chất sợi.

Nhóm thực phẩm như thịt, cá, trứng, đậu phụ, đậu cung cấp đạm, các vitamin nhóm B, folate và sắt. Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn canxi và vitamin D quan trọng.

Cơ thể của bạn sẽ không hoạt động tốt nếu thiếu một trong những nhóm thực phẩm trên nên chế độ ăn phải đa dạng.

Bất cứ khi nào có thể, hãy chọn các nhóm thực phẩm tươi, ít mỡ như hạt ngũ cốc và rau xanh, thay vì thức ăn nhanh như khoai tây chiên, bánh donut, soda. 

Nguồn protein (đạm)

(3 khẩu phần mỗi ngày)

Nguồn canxi 

(4-5 khẩu phần mỗi ngày)

Nguồn folate

Nguồn sắt

Thịt nạc

Gan

Rau 

có lá xanh đậm

Đậu

Các loại 

quả hạch

Các loại 

quả hạch

Trái cây 

họ cam quýt

Thịt gia cầm

Trứng

Đậu sấy khô

Bánh mì 

hay ngũ cốc có bổ sung vitamin

Sản phầm từ đậu nành

Bơ đậu

Trứng

Thịt nạc

Sữa

Sữa chua

Bơ đậu 

và bơ quả hạch

Trứng

Kem

Phô mai

Rau có

lá xanh đậm

Trái cây sấy khô