Chế độ ăn và các loại thực phẩm dành cho người thường xuyên đau dạ dày

Bất kì loại thức ăn nào chúng ta nạp vào cơ thể hằng ngày đều ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày. Nếu gặp các vấn đề về dạ dày thì điều đầu tiên và quan trọng nhất chúng ta cần phải chú ý đó là chế độ ăn hằng ngày. Vậy người bị đau dạ dày cần ăn những gì để giảm thiểu những cơn đau tái phát?

Nhận biết triệu chứng và nguyên nhân chính gây ra bệnh đau bao tử

Tùy vào từng mức độ, bệnh đau bao tử sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của chúng ta. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày, nhưng phổ biến nhất có thể kể đến đó là do chế độ sinh hoạt ăn uống thất thường. Ngoài ra, các nguyên nhân khác như do vi khuẩn HP, căng thẳng quá mức làm tăng axit dạ dày, hay dùng chất kích thích, rượu bia thuốc lá nhiều cũng gây ra bệnh.

Hầu hết những người bị đau dạ dày sẽ gặp các triệu chứng đặc trưng như sau:

  • Đau dữ dội ở vùng thượng vị kèm theo cảm giác nóng rát
  • Ợ hơi, ợ chua, sình bụng
  • Thường xuyên có cảm giác buồn nôn
  • Chán ăn

Dạ dày là nơi trực tiếp chứa thức ăn và thực hiện các quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, tiêu hóa thức ăn, nên để giảm thiểu những cơn đau do bệnh, người bị đau dạ dày cần phải chú ý tới chế độ ăn uống hằng ngày, giảm tác dụng của axit lên niêm mạc dạ dày, hạn chế tối đa những kích thích có hại để dạ dày nghỉ ngơi và các tổn thương mau lành.

Các nhóm thực phẩm nên dùng để hạn chế cơn đau tái phát

1. Nhóm tinh bột (Starch)

Tinh bột là nhóm thực phẩm hầu như không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của người Việt. Tuy nhiên, đối với người bị đau dạ dày, việc sử dụng tinh bột cần phải được chú ý hơn để tránh làm bệnh ngày càng nặng hoặc tái phát trở lại.

Người bị đau dạ dày nên sử dụng các loại thực phẩm tinh bột chế biến trực tiếp như cơmcháocác loại khoai củ. Các loại tinh bột lên men như bún, miến, phở, thậm chí là cơm khô, các loại bánh chứa nhiều đường cũng không nên sử dụng, bởi chúng làm tăng dịch vị dạ dày, làm bệnh dễ tái phát.

2. Nhóm chất xơ (Fiber)

Loại chất này chủ yếu có trong các loại rau củ quả, giúp cho hệ tiêu hóa trở nên khỏe mạnh và hạn chế những trở ngại trong quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, khi chọn rau củ quả cho người bị đau dạ dày, chúng ta nên chọn những loại còn tươi và non, tránh các loại rau của đã già, xơ cứng, dễ làm cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương.

Các loại rau củ quả tốt cho người bị đau dạ dày có thể kể đến như: hành tây, cần tây, cải xanh, tỏi, cải xoăn, rau bina, cam thảo, thì là và hồi.

3. Nhóm chất đạm (Protein)

Protein lành mạnh là các loại chất đạm từ thịt động vật cho ăn cỏ, cá đánh bắt tự nhiên hoặc gia cầm chăn nuôi như trứng, thịt lợn nạc, thịt ức gà, đặc biệt là cá hồi và cá mòi. Các loại thực phẩm này dễ tiêu hóa, được các chuyên gia khuyên dùng cho người bị đau bao tử hơn là các loại thịt đỏ như thịt bò, cừu, dê.

4. Nhóm vitamin và khoáng chất

Vitamin và các khoáng chất cần thiết sẽ thúc đẩy nhanh quá trình làm lành niêm mạc dạ dày. Đối với người đau dạ dày mãn tính, bổ sung vitamin A và vitamin B trong khẩu phần ăn là vô cùng cần thiết, đặc biệt là vitamin A có tính oxy hóa cao làm giảm tiết dịch vị dạ dày.

Để bổ sung vitamin, ngoài các loại rau củ quả như bí ngôcà rốtkhoai lang,…thì gan, trứng và các sản phẩm từ sữa cũng là những loại thực phẩm giàu vitamin A.

5. Nhóm chất béo

Chế độ ăn cho người đau dạ dày cần phải hạn chế những loại thực phẩm dầu mỡ, nhưng không phải vì thế mà loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi khẩu phần ăn. Người bệnh vẫn nên bổ sung loại chất này để cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.

Các loại chất béo nên sử dụng đó là dầu thực vật như dầu dừadầu oliu hoặc các loại bơ làm từ sữa bò chăn nuôi hữu cơ. Đặc biệt, dầu cá có chứa Omega-3 có tác dụng chống viêm rất tốt cho người bị viêm loét dạ dày. Loại axit béo này đặc biệt có nhiều trong cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ,..

Các nhóm thực phẩm nên tránh để tránh cơn đau tái phát

  • Các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày: dưa cà muối, hành, giấm, mẻ,…
  • Các loại nước có cồn, các loại nước ngọt có gas, các chất kích thích, gây nghiện: rượu, bia, cà phê, trà,…
  • Thực phẩm đóng hộp: jambon, lạp xưởng, xúc xích, các loại nước sốt đóng hộp,…
  • Hoa quả chua, có tính axit cao: cam, chanh, bưởi, chuối tiêu, đu đủ,…
  • Đồ ăn cay nóng làm hư hại niêm mạc dạ dày

Những món ăn tốt cho người bị đau dạ dày

1. Cháo đậu xanh hạt sen

Đậu xanh và hạt sen là combo có tính hàn, giải nhiệt, bồi bổ rất tốt cho sức khỏe. Đối với người có vấn đề về bao tử, các loại thức ăn đưa vào cơ thể luôn phải mềm, nhừ để giảm thiểu hoạt động cho dạ dày.

Cách nấu Cháo đậu xanh hạt sen 3 loại topping

Những lúc dạ dày lên cơn đau, chúng ta cần một món ăn nhẹ nhàng nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng thì có thể nghĩ ngay đến món cháo đậu xanh hạt sen. Món ăn này lấy cháo đậu xanh hạt sen thơm mát làm cốt, sau đó tùy theo sở thích của mỗi người có thể cho thêm bí đỏ phô mai nghiền, sườn non xé nhỏ hoặc thịt bồ câu lọc xương băm nhuyễn. 

2. Sườn hầm đậu

Các loại đậu là nguồn protein tốt nhất cho cơ thể. Vì vậy, món sườn hầm đậu là một sự lựa chọn hợp lý để bổ sung protein và cả vitamin cho người bị đau dạ dày.

Cách làm Sườn Nấu Đậu ngự chấm bánh mì, cực thơm ngon

Ngoài ra, lượng chất xơ trong các loại đậu vừa tốt cho dạ dày vừa giúp cho hệ tiêu hóa cũng như cơ thể khỏe mạnh

3. Sữa chua

Mặc dù thực phẩm lên men đa phần sẽ gây hại cho người bị đau dạ dày, nhưng probiotics thì lại khác. Chúng có thể cung cấp cho đường ruột rất nhiều lợi khuẩn để tăng khả năng miễn dịch.

Cách làm Sữa Chua Phô Mai dẻo mịn, đơn giản tại nhà
Sữa chua có rất nhiều lợi khuẩn probiotics có khả năng giúp chống lại viêm loét dạ dày. Một hũ sữa chua sau mỗi bữa ăn không những không làm cơn đau tái phát mà còn giúp dạ dày khỏe mạnh hơn.

4. Súp tôm bông cải xanh

Cải xanh và các loại rau có màu xanh đậm chứa một hợp chất có thể tiêu diệt vi khuẩn H.pylori, giúp giảm viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây ra bệnh đau dạ dày. 

Cách làm món Súp Tôm Bông Cải Xanh thơm ngon bổ dưỡng cho bé ăn dặm

Súp tôm bông cải xanh vừa giàu canxi và vitamin B, cách làm lại vô cùng đơn giản, phù hợp cho những người bận rộn.

Nguyên tắc thực hiện chế độ dinh dưỡng cho người đau dạ dày

– Cần phải nấu chín, ninh nhừ thức ăn, không nên dùng thực phẩm ăn sống

– Cần phải ăn chậm, nhai kỹ để hạn chế quá trình làm việc của dạ dày

– Không nên ăn quá no, ăn ít nhưng ăn nhiều bữa để hạn chế quá tải của dạ dày. Đồng thời, việc chia nhỏ bữa ăn sẽ trung hòa acid dịch vị.

– Không nên ăn canh chung với cơm trong bữa ăn hàng ngày

– Hạn chế lao động nặng, chạy nhảy sau bữa ăn

Qua bài viết, chắc hẳn chúng ta đã nắm rõ hơn về những thực phẩm hỗ trợ cho bệnh đau dạ dày cũng như những thực phẩm nên tránh để đẩy lùi căn bệnh này. Chúc các bạn luôn vui khỏe và không còn phải lo lắng về những cơn đau dạ dày nữa!

Nguồn: Cooky

Leave a Reply