11 cách chữa đau vai gáy tại nhà bằng mẹo đơn giản

Đau vai gáy là hiện tượng thường gặp ở những người lao động nặng nhọc, sai tư thế hoặc bị chấn thương do tai nạn, chơi thể thao quá sức… Đôi khi, đây còn là dấu hiệu cảnh báo sớm của các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa cột sống cổ, thoát vị địa đệm đốt sống cổ, viêm cột sống…

Bạn có thể bị đau một hoặc hai bên cổ gáy và vai. Cơn đau có khi lan rộng đến mang tai lên thái dương hoặc ảnh hưởng đến cả cánh tay. Dùng tay sờ nắn có thể bị đau nhiều hơn. Tình trạng này khiến cho các cử động ở vùng vai, cổ bị hạn chế. Các động tác thông thường như quay đầu sang một bên, cúi lên, cúi xuống, xoay vai cũng vì thế mà trở nên khó khăn. Việc nghỉ ngơi kết hợp áp dụng các biện pháp tự nhiên có thể giúp khắc phục được tình trạng này.

11 cách chữa đau vai gáy tại nhà

1. Mẹo chữa đau vai gáy bằng hạt gấc

Hạt gấc tưởng chỉ có thể bỏ đi nhưng lại là vị thuốc quý được Đông y sử dụng để chữa nhiều bệnh, trong đó bao gồm cả chứng đau mỏi vai gáy. Theo y học cổ truyền, dược liệu này có đặc tính giảm đau, chống ứ, tiêu thũng nên có thể cho hiệu quả tích cực đối với các chứa đau do chấn thương hoặc do các bệnh lý về xương khớp.

Để sử dụng, bạn có thể lấy hạt gấc đem ngâm với rượu làm thuốc xoa bóp. Cách thực hiện như sau:

– Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Hạt gấc chín
  • Rượu trắng cao độ ( ít nhất 40 độ )
  • Bình thủy tinh có miệng rộng để ngâm rượu

 Cách sử dụng:

  • Hạt gấc bóc sạch lớp màng đỏ bám dính bên ngoài, đem phơi qua 1 nắng cho khô 
  • Tiếp theo, rang thơm hạt gấc, để nguội rồi cho vào cối giã nát
  • Cho tất cả vào trong bình thủy tinh, đổ ngập rượu vào ngâm
  • Vặn chặt nắp bình rồi để nơi mát mẻ cho rượu ngấm. Chỉ khoảng 1 tuần là đã dùng được
  • Khi bị đau vai gáy, hãy lấy một ít rượu thoa vào khu vực bị đau. Kết hợp dùng tay mát xa, xoa bóp vài phút để rượu thẩm thấu vào bên trong phát huy tác dụng giảm đau, chống viêm và kích thích lưu thông máu đến khu vực bị bệnh.
  • Lặp lại 2 – 3 lần trong ngày mỗi khi bạn có cảm giác đau.

**Chú ý: Rượu hạt gấc chỉ được dùng bôi ngoài da. Nó không được khuyến khích sử dụng theo đường uống vì có thể gây ngộ độc.

*Lưu ý: Trong hạt gấc chứa độc. Bạn chỉ nên dùng theo đường bôi ngoài, tuyệt đối không được uống.

2. Cách trị đau vai gáy tại nhà bằng chườm lạnh

Chườm lạnh là liệu pháp thường được áp dụng để điều trị các cơn đau mỏi vai gáy cấp tính. Phương pháp này cho tác dụng tối ưu nếu áp dụng ngay trong vòng 3 – 4 giờ đầu tiên sau chấn thương.

Nhiệt lạnh sẽ giúp đóng băng các mô bị tổn thương , làm tê liệt dây thần kinh và khiến cho mạch máu co lại. Từ đó, ức chế phản ứng sưng viêm và làm dịu cảm giác đau mỏi vai gáy tức thì.

Cách thực hiện:

  • Lấy một cục đá to bọc vào trong miếng vải sạch rồi chườm vào chỗ bị đau
  • Bắt đầu chườm từ gáy kéo xuống cột sống cổ rồi mở rộng phạm vi chườm sang hai bên vai
  • Cứ sau mỗi giờ, bạn lại chườm đá khoảng 15 phút để khu vực tổn thương không tiếp tục bị sưng đau.

Khi áp dụng cách chữa đau vai gáy tại nhà bằng chườm lạnh cần chú ý không được lấy cục đá áp trực tiếp vào da sẽ dễ gây bỏng lạnh. Trường hợp có biểu hiện cứng cổ hoặc bị đau mỏi vai gáy mãn tính thì không nên áp dụng mẹo này.

3. Bài thuốc trị đau vai gáy từ ngải cứu

Thành phần tinh dầu trong lá ngải cứu chứa các chất giảm đau, kháng viêm tự nhiên. Ở các vùng nông thôn, thảo dược này thường được trồng ở những nơi có đất ẩm như bờ ao, bờ giếng, chủ yếu để làm thuốc chữa bệnh. Bạn có thể dùng lá ngải cứu trị đau đau, đau nhức xương khớp, viêm khớp hay bệnh đau vai gáy.

Cách 1: Chườm nóng lá ngải cứu

  • Chuẩn bị: 1 bó lá ngải cứu tươi, 200g muối hột to
  • Cách dùng: Ngải cứu hái về đem rửa sạch, ho cho ráo nước hoàn toàn. Cho ngải cứu vào chảo rang nóng cùng với muối rồi bỏ vào trong túi vải áp lên khu vực vai gáy. Sau khoảng 5 – 10 phút, thuốc sẽ nguội bớt, bạn có thể bỏ ra sao nóng lại và tiếp tục chườm. Mỗi lần thực hiện khoảng 20 phút là được. Nếu vẫn còn bị đau, có thể lặp lại thêm 2 – 3 lần trong ngày để dễ chịu hơn.

Cách 2: Uống nước lá ngải cứu đẩy lùi bệnh đau vai gáy từ bên trong

  • Chuẩn bị: 100g ngải cứu tươi
  • Cách dùng: Nhặt lá và ngọn ngải cứu, rửa sạch với nước muối. Xay nhuyễn thuốc bằng máy xay sinh tố với 300 ml nước rồi lọc lấy nước cốt. Chia uống 2 lần trong ngày kết hợp với bài thuốc chườm nóng để đạt được hiệu quả tốt hơn.

    4. Xoa bóp bấm huyệt chữa đau vai gáy

    Thêm một cách chữa đau vai gáy tại nhà đơn giản bạn có thể áp dụng đó chính là xoa bóp, bấm huyệt. Liệu pháp này đã được áp dụng trong y học cổ truyền từ rất lâu đời. Nó giúp giảm đau nhờ vào tác dụng thông kinh, hoạt lạc và kích thích lưu thông khí huyết đến nuôi dưỡng vùng tổn thương.

    Các bước xoa bóp bấm huyệt chữa đau vai gáy như sau:

    • Bước 1: Người bệnh ngồi trên giường hoặc trên ghế. Người trợ giúp đứng phía sau lưng, thoa một ít dầu nóng vào vùng vai gáy của người bệnh
    • Bước 2: Dùng tay xoa nhẹ nhàng từ vùng gáy cổ qua hai vai theo chuyển động tròn trong 3 phút
    • Bước 3: Lấy hai đầu ngón tay cái ấn xuống da theo đường đi từ gáy sang hai vai
    • Bước 4: Nắm bàn tay lại, dùng các khớp ngón tay day ấn và lăn trong khu vực chứa 3 huyệt gồm: Huyệt Phong trì, huyệt Kiên tĩnh và huyệt Đại chùy.
    • Bước 5: Lấy đầu ngón tay cái lần lượt ấn vào các huyệt Phong trì, huyệt Phong phủ, huyệt Phế du và huyệt Đốc du, giữ khoảng 30 giây cho các huyệt nóng lên.
    • Bước 6: Dùng ngón cái kết hợp với các ngón còn lại ôm lấy khối cơ ở vùng cổ gáy và hai bên vai rồi bóp vào thả ra nhịp nhàng. Vừa bóp vừa thực hiện động tác kéo thịt lên để khu vực bị đau được thư giãn.

    Mẹo chữa đau vai gáy tại nhà này sẽ cho hiệu quả tốt hơn nếu người trợ giúp có kinh nghiệm chuyên môn. Mỗi ngày nên áp dụng ít nhất 1 lần để thấy được hiệu quả.

    5. Dùng cây trinh nữ làm thuốc chữa đau vai gáy tại nhà

    Cây trinh nữ được biết đến phổ biến với tên gọi dân gian là xấu hổ. Thảo dược này có tính hàn, giúp an thần, tiêu thũng, kháng viêm, giảm đau. Nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh, cây trinh nữ chứa các chất có khả năng ức chế dây thần kinh, ngăn chặn quá trình dẫn truyền cảm giác đau ở vai gáy đến não bộ, qua đó giúp người bệnh bớt đau và có thể ngủ ngon giấc hơn vào ban đêm.

    Bài 1: Dùng trinh nữ làm thuốc sắc uống

    • Chuẩn bị: 30g rễ trinh nữ
    • Cách dùng: Rễ trinh nữ rửa sạch, thái lát mỏng, đem sao vàng cùng với một ít rượu. Sau đó sắc thuốc với 500ml nước đến khi cạn còn một nửa. Gạn thuốc ra, để nguội, uống làm 2 lần sau bữa ăn sáng và tối.

    Bài 2: Cách trị đau vai gáy tại bằng bằng trinh nữ kết hợp với các thảo dược khác

    • Chuẩn bị: Rễ cây đại bi, rễ trinh nữ, rễ cây đinh lăng ( cây gỏi cá), rễ chi chi và rễ cây cơm rượu mỗi loại một ít lượng bằng nhau
    • Cách dùng: Tất cả rửa sạch đất cát, thái mỏng, đem ngâm với rượu 45 độ trong 1 tháng. Mỗi ngày uống 30 – 45ml chia làm 2 – 3 lần uống. Nên dùng rượu thuốc trước các bữa ăn 30 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất.

    6. Bài tập chữa đau vai gáy tại nhà

    Tập luyện có tác dụng làm tăng sức mạnh cho các cơ bắp ở vai , gáy, cổ, đồng thời kích thích lưu thông máu và giải phóng áp đè nén lên các dây thần kinh ở khu vực này, quá đó giúp người bệnh bớt đau.

    Bài tập số 1:

    • Đổ đầy chai nước có dung tích khoảng 1,5 – 2 lít nước
    • Đứng thẳng, tay trái cầm chai nước đưa lên ngang vai giữ trong 30 nhịp đếm
    • Thả tay xuống, chuyển chai nước sang bên tay phải và thực hiện động tác tương tự cho mỗi bên khoảng 3 lần.

    Bài tập số 2: 

    • Ngồi khoanh chân trên sàn nhà, tay thả lỏng tự nhiên, hướng mặt về phía bên phải
    • Vắt chéo chân phải qua đầu gối bên trái. Tay trái cầm ngón cái của chân phải ép sát chân vào người. Tay phải đưa ra đằng sau lưng vặn người qua bên phải.
    • Để nguyên khoảng 10 giây rồi thả lỏng cơ thể trở về tư thế ban đầu. 
    • Nghỉ vài giây trước khi đổi bên
    • Thực hiện động tác này mỗi ngày 20 phút sẽ giúp các cơ ở khu vực bị đau được kéo căng, thư giãn.
    • Bài tập số 3: 

      • Đứng thẳng, hai bàn tay đan vào nhau ở phía sau lưng
      • Từ từ nâng tay lên cao hết cỡ kết hợp rướn cong người về phía trước. Lúc này bạn sẽ thấy toàn bộ các cơ ở phần thân trên được kéo giãn
      • Giữ nguyên tư thế trên trong 40 giây, thả lỏng nghỉ vài giây rồi lặp lại thêm 10 lần nữa.

      Trong quá trình tập luyện chú ý nếu cảm giác đau tăng nặng thì nên ngưng lại nghỉ ngơi. Không nên cố gắng quá sức gây phản tác dụng.

      7. Mẹo chữa đau vai gáy bằng cam nướng hành khô và phèn chua

      Cách trị đau vai gáy tại nhà dân gian này cũng khá đơn giản. Không cần tốn kém chi phí, bạn có thể tận dụng các nguyên liệu có sẵn trong gian bếp như cam, hành khô và phèn chua để đẩy lùi cơn đau. 

      – Chuẩn bị:

      • 1 quả cam
      • 3 thìa phèn chua
      • 3 củ hành khô

      – Cách sử dụng:

      • Cam cắt bỏ phần đầu, khoét bớt ruột bên trong rồi nhét hành đập dập cùng với phèn chua vào
      •  Nướng cam trên bếp than cho đến khi vỏ ngoài đen lại
      • Khi cam đã nguội bớt, cắt thành nhiều lát mỏng đắp lên toàn bộ vùng vai, cột sống cổ và gáy trong 10 phút. Cơn đau sẽ dịu hẳn.

      8. Cách điều trị đau vai gáy tại nhà bằng lá lốt

      Lá lốt lá cứu cánh cho nhiều người mắc các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là bệnh đau mỏi vai gáy. Đối với chứng bệnh này, sử dụng lá lốt đúng cách có thể giúp giảm đau, giữ xương khớp, ngăn chặn tình trạng sưng viêm ở vùng vai gáy. Tất cả những tác dụng trên có được là nhờ các thành phần ancaloit và benzylaxetat có trong lá, thân và rễ cây lá lốt.

      Bên cạnh việc sử dụng lá lốt để chế biến món ăn hàng ngày, bạn có thể áp dụng một số cách chữa đau vai gáy tại nhà từ lá lốt theo kinh nghiệm dân gian được chia sẻ dưới đây:

      Cách 1: Chườm lá lốt, muối hột

      • Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt to, muối hột
      • Cách làm: Cả hai cho vào chảo rang đến khi nóng lên. Dùng một miếng vải sạch bọc ngay hỗn hợp lại và chườm vào chỗ cần điều trị. Mỗi khi thuốc nguội thì đem rang thêm cho nóng rồi tiếp tục chườm lại. Mỗi lần chườm khoảng 20 phút x 3 lần/ngày.

      Cách 2: Xoa bóp rượu lá lốt chữa đau vai gáy

      • Chuẩn bị: 2 lạng rễ lá lốt khô, 2 lít rượu trắng ngon
      • Cách làm: Rễ lá lốt chặt khúc ngắn, cho vào bình thủy tinh rồi đổ ngập rượu vào ngâm ít nhất 1 tháng. Khi sử dụng chỉ cần đổ một ít rượu ra lòng bàn tay rồi xoa bóp, mát xa vai gáy để giảm cảm giác đau mỏi khó chịu.

      Cách 3: Uống nước sắc lá lốt

      • Chuẩn bị: 5 – 10g lá lốt, 3 bát nước
      • Cách làm: Sau khi rửa sạch lá lốt, bạn cho vào ấm sắc cùng với lượng nước đã chuẩn bị lấy 1 bát. Chia làm 2 phần uống vào buổi sáng và buổi tối trong 10 ngày liên tục.

      9. Mẹo chữa đau vai gáy bằng gừng tươi

      Sở dĩ gừng được sử dụng chữa đau vai gáy là nhờ chứa nhiều zingibain. Hoạt chất này đã được khoa học chứng minh là có tác dụng giảm đau, kháng viêm, làm thư giãn gân cơ.

      Bạn có thể dùng gừng nguyên chất hoặc kết hợp với hành làm thuốc chườm đắp chữa đau vai gáy tại nhà đều được.

      • Chuẩn bị: 4 củ gừng tươi, 2 củ hành tím và một ít bột mì
      • Cách dùng: Giã nát hai vị thuốc rồi trộn chung với bột mì , bỏ vào chảo xào nóng. Chờ cho thuốc nguội bớt lấy đắp một lớp mỏng lên khu vực vai gáy bị đau. Quấn cố định bằng băng gạc y tế, qua này hôm sau thay thuốc mới.

      10. Đánh bay cơn đau vai gáy bằng rau kinh giới

      Bình thường, kinh giới được dùng như một loại rau gia vị dùng kèm với các món như thịt luộc, đậu hũ chiên, bún riêu cua… Thế nhưng không phải ai cũng biết rằng thực phẩm này còn có nhiều tác dụng trị bệnh. Chữa đau mỏi vai gáy là một trong những công dụng tuyệt vời của kinh giới với sức khỏe.

      • Chuẩn bị: Lá và hoa kinh giới
      • Cách dùng: Nguyên liệu thuốc sau khi hái về rửa sạch, rải trong bóng râm hong khô tự nhiên. Khi thuốc khô hoàn toàn, lấy nhẹt vào trong vỏ gối kê dưới vùng vai gay và đầu khi ngủ. Làm như vậy cơn đau sẽ giảm dần sau vài ngày áp dụng.

      11. Cách chữa đau vai gáy bằng thuốc không kê đơn

      Một số trường hợp không thể đáp ứng được với những cách trị đau vai gáy tại nhà tự nhiên hoặc cơn đau q ảnh hưởng đến vận động và sinh hoạt hàng ngày thì cần phải nhờ đến thuốc tân dược.

      Bạn có thể cân nhắc dùng các thuốc giảm đau, kháng viêm như Aspirin, Acetaminophen, Naproxen, Ibuprofen. Chúng có bán sẵn tại tất cả các tiệm thuốc tây mà không cần có sự kê đơn của bác sĩ. Mặc dù vậy, bạn cũng không nên quá lạm dụng kéo dài bởi các thuốc giảm đau có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến gan, thận và dạ dày.

      Ngoài ra, để tăng hiệu quả điều trị, bạn có thể cần phải kết hợp thuốc giảm đau với một số nhóm thuốc khác như:

      • Thuốc làm giãn cơ cho các trường hợp bị co cứng cơ: Epirison, hoặc Mephenesine là những thuốc thông dụng
      • Các loại vitamin B1, B6, B12: Có tác dụng xây dựng cơ bắp và các mô thần kinh, kích thích tái tạo tế bào bị tổn thương
      • Thuốc chống đau thần kinh: Chẳng hạn như Gabapentin hay Pregabalin. Chúng hoạt động bằng cách làm giảm áp lực trên hệ thống thần kinh ở vai gáy.
      • Thuốc corticoid: Được chỉ định trong một số trường hợp bị chèn ép thần kinh.

      Với những cách chữa đau vai gáy tại nhà ở trên khi thực hiện cần chăm chỉ áp dụng để thấy được hiệu quả. Tuy nhiên nếu chúng không thể giúp bạn kiểm soát được cơn đau, hãy tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ để được chữa trị tốt hơn.

Leave a Reply