Đau vai gáy bên trái, bên phải, tê tay là bệnh gì? Cách chữa đau mỏi vai gáy

Đau vai gáy là bệnh lý phổ biến hiện nay. Đau mỏi cổ vai gáy có thể được kiểm soát tốt nếu chẩn đoán kịp thời và điều trị đúng phương pháp. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đau mỏi vai gáy bên trái hoặc bên phải hiệu quả ngay sau đây nhé!

Nguyên nhân đau vai gáy

Đau cổ vai gáy có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân gây ra. Chẳng hạn như: Chấn thương mô mềm bao gồm cơ, dây chằng và gân. Có thể do thoát hóa cột sống cổ, đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ chèn ép lên dây thần kinh gây đau nhức cổ vai gáy.

Một số bất thường liên quan đến tủy sống, phổ, tim và cơ quan bụng cũng có thể gây đau mỏi cổ vai gáy. Điển hình như:

  • Gãy xương đòn
  • Viêm túi đệm bursa: Túi đệm bị viêm sưng, cứng và đau nhức khi bị thương.
  • Đau tim: Các cơn đau tim có thể gây đau mỏi cổ vai gáy.
  • Gãy xương bả vai
  • Viêm gân: Gân nối xương với cơ. Khi bị căng quá mức có thể gây sưng đau.
  • Chấn thương bả vai: Dây chằng bị kéo căng hoặc rách, xương bị rạn nứt.
  • Chấn thương vòng bít (nhóm gân hỗ trợ vai)
  • Cấu trúc dây chằng, cơ bắp cổ vai bị chấn thương gây co thắt cơ ở vùng vai, cổ, hình thành các cơn đau nhức.
  • Bệnh túi mật có thể gây đau nhức bả vai phải.
  • Viêm dưới cơ hoành do bất kỳ nguyên nhân nào cũng gây đau vai gáy.

Một vài yếu tố nguy cơ dẫn đến đau vai gáy khác như mang vác vật nặng, hoạt động thể thao, nâng, ném, di chuyển hành lý và lão hóa.

Đau vai gáy bên trái là bệnh gì?

Vùng vai gáy thường liên quan với cánh tay, phần cổ và lưng trên. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây đau vai gáy, bao gồm:

  • Sai tư thế: Đây là nguyên nhân phố biến nhất. Tư thế sai khi nằm, ngồi, làm việc sẽ ảnh hưởng đến cổ, vai gáy. Chẳng hạn như nằm co quắp, gối đầu quá cao, vẹo cổ…
  • Mang vác vật nặng quá sức, thường xuyên: Vai gáy khi mang vật nặng nhiều sẽ tác động đến xương khớp, gây áp lực, căng cơ gây đau nhức. Lâu dần có thể dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ.
  • Chấn thương ở cổ, vùng vai: Đây là một trong số những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau vai gáy. Các triệu chứng như đau và cứng ở vai, lưng và đau vai gáy. Những chấn thương như gãy xương quanh vùng vai, cổ gây đau dữ dội vai gáy, đau sau gáy cần phải được chăm sóc y tế ngay lập tức.
  • Các bệnh lý xương khớp như thoái hóa khớp, thấp khớp, thoái hóa, thoát vị…
  • Căng cơ: Các cơ ở vùng cổ, vai gáy bị căng cứng có thể gây ra tình trạng đau vai gáy.
  • Dị tật bẩm sinh: Một số dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến vị tró ở cổ, vai gây đau vai gáy. Dị tật bẩm sinh cũng có thể làm cho cổ, vai gáy dễ bị chấn thương hoặc thoái hóa sớm.
  • Nhiễm trùng: Một số bệnh nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến cột sống cổ gây đau vai gáy. Chẳng hạn như viêm màng não ảnh hưởng đến bao phủ não, cột sống gây đau vai gáy, sau gáy dữ dội, cứng cổ…

Đau vai gáy bên phải

Triệu chứng đau vai gáy phải có thể là do những tác nhân cơ học gây ra. Nhưng cũng có thể dấu hiệu của sự lão hóa hay những căn bệnh về cột sống gây ra.

đau vai gáy

Theo Y học hiện đại, đau mỏi vai gáy là triệu chứng cảnh báo chủ yếu của các bệnh về xương khớp. Đặc biệt là các bệnh ở vùng cổ. Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác nữa.

Nhóm bệnh xương khớp

  • Thoái hóa đốt sống cổ: Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau mỏi vai gáy. Bệnh thường gặp ở những người ở độ tuổi trên 40.
  • Thoát vị đĩa đệm cổ sống cổ: Khi nhân nhầy bị thoát ra ngoài khỏi bao xơ. Chèn ép vào đốt sống cổ gây đau mỏi cục bộ vùng cổ vai gáy.
  • Loãng xương: Yếu tố tuổi tác và chế độ dinh dưỡng thiếu canxi khiến cho mật độ xương giảm dần và dễ bị tổn thương hơn.
  • Bệnh viêm khớp vai, thoái hóa khớp bả vai, dính khớp bả vai, u xương vai cũng là những thủ phạm gây đau mỏi vai gáy.

Nhóm các bệnh lý khác

  • Viêm dây thần kinh vai gáy: Tình trạng viêm nhiễm dây thần kinh vùng vai gáy gây ra tổn thương và xuất hiện hiện tượng nhức mỏi.
  • Rối loạn chức năng thần kinh: Sự kéo căng và giãn quá mức của dây thần kinh gây rối loạn chức năng thần kinh dẫn tới đau mỏi vai gáy.
  • Nhồi máu cơ tim: Nghe có vẻ không liên quan lắm. Những nhồi máu cơ tim dẫn đến thường xuyên gặp phải hiện tượng đau trước ngực và vai bên trái.
  • Viêm túi mật sẽ gây đau mỏi vai gáy rồi sau đó lan dần sang đau giữa 2 bả vai.

Khi đau mỏi vai gáy mãn tính nghĩa là nó diễn ra liên tục trong thời gian dài, tầm trên 1 tháng. Người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám để có hướng điều trị chính xác nhất.

Đau vai gáy tê tay

Đau vai gáy thường đi cùng với triệu chứng tê tay. Cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng sớm lúc ngủ dậy, hoặc khi lao động quá sức hay cơ thể bị nhiễm lạnh. Đau tăng lên khi bạn đi, đứng, ngồi quá lâu, khi thời tiết thay đổi, ho, hắt hơi, xoay vùng cổ,… Các cơn đau có thể sẽ chấm dứt sau vài ngày và không tái phát, nhưng cũng có thể kéo dài vài tháng.

Các triệu chứng đau mỏi vai gáy nếu để quá lâu không chữa trị sẽ dần dần kéo xuống hai cánh tay và ngón chân, khiến cho tay và chân bạn có cảm giác tê mỏi, vận động khó khăn. Trong nhiều trường hợp cơn đau còn kèm theo chóng mặt, hoa mắt, ù tai, cơ thể mệt mỏi, đi đứng không vững, khó nuốt…

Triệu chứng đau vai gáy điển hình dễ nhận biết

Có thể nhận biết đau bả vai gáy qua các dấu hiệu triệu chứng thường gặp sau:

  • Đau nhức: Cơn đau có thể dữ dội nhưng cũng có thể nhẹ nhàng chỉ như bị chuột rút, kim đâm.
  • Cứng cổ khó cử động: Các cơn đau có thể dẫn đến tình trạng cứng cổ vai gáy hoặc mất khả năng chuyển động của vùng vai gáy.
  • Nhức đầu: Người bệnh có thể nhức đầu. Dấu hiệu đau nhức vùng vai gáy kèm nhức đầu là một trong những triệu chứng quan trọng trong chẩn đoán nguyên nhân gây đau.
  • Đau dữ dội khi vận động
  • Tê bì tay: Dây thần kinh bị chèn ép, tổn thương dẫn đến tình trạng ngứa ran, nóng rát hoặc mất cảm giác của cánh tay.
  • Đau lan sang các vùng lân cận: Cơn đau lan sang các vùng khác gây ù tai, chóng mặt, hoa mắt… do thiếu máu não.
  • Mất ngủ: Người bị đau vai gáy bị các cơn đau nhức hành hạ có thể bị mất ngủ triền miên khiến chất lượng cuộc sống, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức khi có các dấu hiệu sau:

  • Cơn đau nhức dữ dội hơn, triệu chứng kèm theo trầm trọng hơn.
  • Đau đầu, sốt cao, chóng mặt, khó thở, buồn nôn, tê bì tay, ra mồ hôi

Đau mỏi vai gáy uống thuốc gì?

Tùy vào đau mỏi vai gáy là bệnh gì, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Thường sẽ là các loại thuốc giảm đau, kháng viêm và thuốc giãn cơ. Thuốc Tây y mang ưu điểm giảm đau nhanh các triệu chứng dễ sử dụng. Nhưng nếu lạm dụng có thể gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày, gan, thận… Các loại thuốc thường dùng bao gồm:

  • Thuốc kháng viêm không steroid: Diclofenac và meloxicam celecoxib.
  • Thuốc giảm đau: Loại thuốc giảm đau không cần kê đơn paracetamol. Thuốc do bác sĩ kê đơn là ylenol 8H, tramadol, codein hoặc gabapentin, pregabalin trong trường hợp đau dây thần kinh.
  • Thuốc giãn cơ: Mydocalm, myonal, diazepam.
  • Dùng thuốc chống trầm cảm trong trường hợp bệnh nhân mệt mỏi, mất ngủ hoặc đau thần kinh kéo dài.

Nếu đau mỏi vai gáy không thuyên giảm khi đã điều trị bằng thuốc và xuất hiện biến chứng. Bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật để điều trị, tuy nhiên đây là biện pháp sau cùng không mong muốn bởi có thể xảy ra những biến chứng sau phẫu thuật nguy hiểm.

Thay vào đó, người bệnh có thể tham khảo thêm các loại thuốc nam và vật lý trị liệu bởi đặc điểm chữa bệnh của thuốc nam thường tập chung giải quyết vấn đề từ các căn nguyên sâu xa của bệnh, việc điều trị tuy diễn biến chậm hơn so với uống thuốc tây nhưng rất an toàn và không gây tác dụng phụ.

Chữa đau vai gáy băng phương pháp dân gian

Để có phương pháp điều trị phù hợp nhất, người bệnh cần nhận được tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.

Ngải cứu

Ngải cứu là vị thuốc có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh xương khớp, đau vai gáy là một trong số đó.

chữa đau vai gáy

Cách thực hiện:

  • Sử dụng 200g lá ngải cứu, đem sao vàng với muối trắng.
  • Cho ngải cứu đã sao nóng vào túi vải, rồi chườm lên vùng vai gáy bị đau nhức.
  • Khi ngải cứu nguội, cho ra chảo sao nóng lại rồi lại tiếp tục chườm 1 – 2 lần.

Sử dụng muối ngải cứu chườm nóng hàng ngày sau một thời gian chứng đau vai gáy sẽ biến mất.

Lưu ý: Cần phải cẩn thận khi sử dụng cách chữa nào do lá ngảu cứu sao nóng có thể gây bỏng da.

Hạt gấc ngâm rượu

Hạt gấc có chứa nhiều chất đạm (protit), tannin, xenluloza, chất khoáng và chất béo, có tác dụng trị đau nhức xương khớp, đau vai gáy hiệu nghiệm.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1kg hạt gấc chín, đem nướng, rồi bóc lớp vỏ đen cứng bên ngoài.
  • Cho hạt gấc đã bóc vỏ vào bình thủy tinh.
  • Thêm 1 lít rượu gạo trắng khoảng 45 độ vào.
  • Đậy nắp kín. Ngâm trong khoảng 7 ngày là có thể sử dụng được.

Dùng rượu hạt gấc xoa bóp lên vùng vau gáy bị đau mỏi khoảng 5 – 10 phút/ngày. Mỗi ngày 1 – 2 lần.

Phèn chua, hành khô và cam

Đây là cách chữa đau vai gáy hiệu quả, an toàn. Cách thực hiện cũng kha đơn giản.

  • Lấy 1 quả cam, cắt núm rồi khoét bớt ruột.
  • Cho thêm 30g phèn chua, 1 củ hành khô đã bóc vỏ vào.
  • Đem nướng quả cam đến khi đen vỏ lại là được.
  • Cắt cam thành từng lát mỏng, đắp lên vùng vai gáy bị đau.
  • Đắp trong khoảng 5 – 10 phút. Thực hiện 4 lần/tuần sẽ đẩy lùi được cơn đau vai gáy hiệu quả.

Khi đắp cam nướng cần cẩn thận tránh bị bỏng.

Chữa đau vai gáy bằng gừng

Nguyên liệu: Gừng tươi, muối trắng và nước ấm.

Cách thực hiện

  • Gừng tươi 1 củ, rửa sạch, thái lát mỏng.
  • Thêm gừng, muối trắng vào nước ấm.
  • Massage, xoa bóp nhẹ nhàng lên vùng bị mỏi và đau nhức

Ngoài hỗ trợ chữa đau vai gáy, cách này còn có thể dùng ngâm chân để trị đau nhức.

chữa đau vai gáy bằng gừng

Chữa đau mỏi vai gáy bằng lá lốt

Chuẩn bị: Lá lốt, cỏ xước, cỏ vòi voi mỗi thứ 30g.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các vị thuốc trên, sau đó đem sao vàng.
  • Tiếp theo đem sắc với 600ml nước, cô cạn còn 200ml là được.
  • Chắt lấy nước thuốc dùng để uống.
  • Chia nước thuốc thành 3 phần, uống trong ngày.

Sau khoảng 2 – 3 tuần uống bài thuốc này, đau vai gáy sẽ được cải thiện rõ rệt.

NGUỒN: Vietnamforestry

Leave a Reply